Chất lượng và hiệu quả GDMN TPHCM

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Giáo dục mầm non đã và đang tiếp tục thực hiện phong trào nâng cao chất lượng và hiệu quả cho GDMN TP HCM như : phong trào xây dựng trường học thân thiện trong trường mầm non và đạt được những kết quả tốt đẹp. Từng trường học đã

chú ý xây dựng môi trường sư phạm sạch đẹp, phòng học khang trang, đạt chuẩn;

giáo viên chú trọng lắng nghe, quan sát những biểu hiện của trẻ trong khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày; tạo bầu không khí thân thiện trong nhà trường; tăng cường mối quan hệ bình đẳng, dân chủ trong hội đồng sư phạm, nâng cao ý thức tự giác trong cán bộ, GV; thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ và cha mẹ của trẻ; mời cha mẹ của trẻ thường xuyên tham dự, tham gia các hoạt động giáo dục. Nhìn chung, xây dựng môi trường thân thiện có bước phát triển tốt, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo sự đồng thuận và cùng hướng về mục tiêu tất cả vì trẻ em và vì sự phát triển của trường lớp.

Các trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới. Năm học 2009- 2010, ngành học mầm non chính thức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới được ban hành theo Thông tư số: 17/ 2009/ TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong báo cáo tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non mới, vụ GDMN đã nêu: Thực hiện Chương trình GDMN mới, chất lượng chăm sóc GD trẻ được nâng lên rõ rệt. Trẻ học hành, vui chơi thoải mái, được trải nghiệm và vận dụng. Qua chương trình này, trẻ tự tin, chủ động, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong giao tiếp và tham gia tích cực vào các hoạt động GD. Đặc biệt, đã tạo niềm tin với phụ huynh học sinh.

Thực hiện Chương trình GDMN mới, trình độ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của GV được nâng cao; GV thực sự linh hoạt, chủ động trong lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch GD, lựa chọn các nội dung GD phù hợp, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động GD và sử dụng nguyên vật liệu sẵn có làm đồ chơi. Đa số GV có kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực, xây dựng môi trường hoạt động linh hoạt, tích cực cho trẻ. Kỹ năng sử dụng máy tính và tìm kiếm thông tin chăm sóc- giáo dục trẻ trên mạng của nhiều GV được nâng cao. Ban giám hiệu trường mầm non đã hiểu biết sâu sắc hơn về chương trình mới. Từ đó biết đánh giá hoạt động của GV theo hướng đổi mới; tạo điều kiện cho GV phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt, chủ động hơn trong việc lựa chọn đề tài, nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đa dạng và mới lạ. Các hoạt động giáo dục trẻ được tổ chức tự nhiên, đơn giản mà hiệu quả.

Toàn thành phố tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cán bộ của Phòng Giáo dục Mầm non và hiệu trưởng của các trường có điều kiện tham gia giao lưu trực tuyến trên mạng và ngày càng có nhiều GV ham thích ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện chương trình, hình thành khả năng phát triển ý tưởng sư phạm.

TP HCM hưởng ứng tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo”: Ban giám hiệu tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Thực hiện theo yêu cầu về đạo đức của người quản lý, của GV và cả trong đội ngũ nhân viên; với tinh thần sáng tạo và tự học … đã tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng trong đội ngũ; có nhiều tấm gương thể hiện sự tận tụy với nghề; có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng tại đơn vị. Mỗi cán bộ giáo viên và nhân viên đều thể hiện tốt tác phong, cử chỉ, lời nói đối với trẻ, đối với đồng nghiệp, luôn tạo được môi trường thân thiện trong nhà trường.

Ngành mầm non TP HCM thực hiện tốt chủ đề “Sống có trách nhiệm” và “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Ban giám hiệu có

nhiều biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo, đáp ứng chương trình Giáo dục mầm non mới; đổi mới cách đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.

Công tác xã hội hoá GDMN được đẩy mạnh, nhiều cơ sở mầm non ngoài công lập được đầu tư phát triển đã góp phần xây dựng niềm tin trong đông đảo cha mẹ học sinh, nâng tỉ lệ đưa trẻ trong độ tuổi đến trường đạt cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm học 2009- 2010, toàn thành phố có 80 472 trẻ 5 tuổi học tại các trường MN công lập và ngoài công lập, chiếm trên 96%; trong đó có rất nhiều quận, huyện tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học MN lên tới 100%.

Giáo dục mầm non đã chú ý nhân rộng chuyên đề đổi mới tổ chức bữa ăn an toàn cho trẻ. Qua đó, trẻ học được kỹ năng sử dụng các dụng cụ: đũa, nĩa, biết lấy thức ăn để vào các ô trong khay đựng thức ăn cho phù hợp, biết thể hiện món ăn mình thích lên bảng thực đơn. Kết hợp giáo dục văn hóa trong ăn uống như có ý thức với việc lấy thức ăn (lấy vừa đủ ăn và nhường cho bạn lấy trước); có ý thức với việc chờ đợi nhau một cách trật tự, nề nếp; tự chọn, ăn theo nhu cầu cá nhân, tự làm món ăn đơn giản.

Bảng 2.4. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng:

LỨA TUỔI

TRẺ

SUY DINH DƯỠNG CÂN NẶNG

TRẺ

SUY DINH DƯỠNG CHIỀU CAO TRẺ DƯ CÂN – BÉO PHÌ Đầu vào Phục hồi Tỷ lệ Đầu vào Phục hồi Tỷ lệ Đầu vào Phục hồi Tỷ lệ Trẻ Nhà trẻ 1 352 1 058 79% 954 593 62% 2 267 872 38% Trẻ Mẫu giáo 6 449 4 701 73% 4 519 2 984 66% 20 822 8 185 39%

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 44)