Mục tiêu chương trình được thực hiện theo quy định của Luật giáo dục
(2005) đề ra: Giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Hướng đến việc phát triển tiềm năng và năng lực tối đa ở trẻ. Nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, địa phương, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.
Bổ sung một số giá trị cần thiết đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những giá trị mang tính toàn cầu như: tự tin, năng lực, sáng tạo, linh hoạt, chia sẻ, nhân ái, hội nhập và bảo vệ môi trường, …
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải được xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng trường mầm non, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý. Tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa vời thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng mầm non.Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn
khổ và điều kiện thực tế cho phép tại các cơ sở nhà trường và khắc phục được mặt còn hạn chế trong công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp. Các biện pháp quản lý phải thể hiện và là sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước, Sở Giáo dục- Đào tạo, nhà trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có như vậy, các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Hiệu trưởng trường mầm non được đề xuất mới vừa đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp quản lý tồn tại và có ý nghĩa trong thực tế.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục, phù hợp với việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng trường mầm non.
Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý của Hiệu trưởng. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
Yêu cầu tính khả thi cũng đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng và có hiệu quả cao khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý.
Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ toàn diện của hoạt động quản lý, biện pháp hỗ trợ nhau trong hoạt động quản lý.
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Việc đề xuất các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức quá trình bồi dưỡng cho giáo viên, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá chất lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý toàn diện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và các yếu tố tham gia vào việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như: Xây dựng nội dung chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, các nội dung cần bồi dưỡng, ... Chỉ khi đề xuất và thực hiện được đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu trưởng mới đạt kết quả.