Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng.

- Hiệu trưởng am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới

về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững những vấn đề về đổi mới giáo dục mầm non để chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường.

- Hiệu trưởng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên và tự bồi dưỡng chuyên môn của mình.

- Hiệu trưởng quan tâm, chuẩn bị đủ các yếu tố vật chất, nhân lực để bồi

Kết luận chương 1

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc quản

lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có ý nghĩa quyết định

đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên là nguồn lực chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục trong nhà trường.

Hiệu trưởng trường mầm non cần phải nắm vững các nội dung đổi mới giáo dục mầm non, hướng dẫn giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch chăm sóc- giáo dục, xây dựng môi trường học tập cho trẻ, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng lớp điểm, tham quan, dự giờ kiến tập, bổ sung CSVC, trang thiết bị theo yêu cầu đổi mới.

Vì vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non nói chung, đặc biệt là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên mầm non thực sự là người có tay nghề, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, có khả năng chủ động cải tiến, sáng tạo trong mọi hoạt động chăm

sóc- giáo dục trẻ, kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới.

Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, chắc chắn đội ngũ

giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn

trong công việc của mình.

Cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng là căn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề này chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)