Khái quát chung về sự phát triển kinh tế xã hội giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 40)

2.1. Khái quát chung về sự phát triển kinh tế- xã hội- giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

2.1.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế- xã hội TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị phát triển nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước. Thành phố nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Cửu Long, có bề dày lịch sử hơn 300 năm xây dựng và phát triển.

TP HCM có tổng diện tích 2 095,01 km² gồm 19 quận nội thành và 5 huyện

ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn, dân số 7 162 864 người (theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009). Dân cư hầu hết là dân tộc Kinh; một số ít dân tộc Hoa, Chăm, Khơme, Nùng, … trong đó, dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửa triệu người, sống tập trung ở các quận 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình.

TP HCM luôn giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước Việt Nam; là một

trung tâm công nghiệp lớn, có năng lực sản xuất công nghiệp khá phát triển, nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp rất phong phú, đội ngũ công nhân và thợ thủ công tay nghề khá; lực lượng khoa học kỹ thuật đông đảo, có tài năng, có cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu và du lịch; chiếm 0.6% diện tích và 8.34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20.2% tổng sản phẩm, 27.9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34.9% dự án nước ngoài. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, TP HCM đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Nghị quyết 20/NQ/TW của Bộ Chính Trị ngày 18/11/2002 tiếp tục khẳng định lại vị trí và nhấn mạnh TP HCM phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy tính năng động, sáng tạo để đi đầu cả nước về kinh tế, nhất là phát triển các ngành công nghiệp du lịch có hàm lượng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môi

trường, … đi đầu trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả phát triển kinh tế, trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế với thế giới.

Tuy vậy, nền kinh tế của TP HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế dân cư tương đối thuận lợi nhưng không đồng đều, vẫn còn một bộ phận khó khăn, thiếu thốn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ số giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, thủ tục hành chính phức tạp ... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn. Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu

nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người

hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội thành so với các huyện ở ngoại thành.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)