0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 -66 )

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, cần có các biện pháp kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, chính xác. Khi khảo sát các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động này, tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Hình thức kiểm tra, đánh gia sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Stt Hình thức kiểm tra, đánh giá Có thực hiện Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL GV Tỉ lệ % Tỉ lệ % x s y s

1 Làm bài thu hoạch cá nhân 33.3 35.6 1.76 0.52 2.13 0.45

2 Kiểm tra viết hoặc trắc

nghiệm 26.7 32.8 1.53 0.73 2.05 0.41

3 Đánh giá sản phẩm theo

nhóm 41.3 39.5 1.82 0.61 1.96 0.52

4 Thao giảng 62.8 71.4 2.54 0.4 2.52 0.49

5 Viết sáng kiến kinh

Từ bảng 2.13 cho thấy: Hình thức thao giảng được CBQL và GV chọn là

hình thức kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả nhất (x=

2.54; y= 2.52). Thông qua thao giảng sẽ đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức cũng

như sự học hỏi của từng cá nhân GV sau khi được bồi dưỡng. Ngoài ra, hình thức đánh giá sản phẩm theo nhóm được 41.3% CBQL và 39.5% GV cho là có thực hiện

nhưng mức độ hiệu quả không cao (x= 1.82; y= 1.96). Hình thức viết sáng kiến

kinh nghiệm cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức độ thấp hơn. Cụ thể có

34.5% CBQL và 29.7% GV cho là có thực hiện và mức độ hiệu quả rất thấp (x=

1.28; y= 1.24). Tuy nhiên, có sự khác biệt trong cách đánh giá về mức độ phù hợp

giữa CBQL và GV trong hình thức làm bài thu hoạch cá nhân và kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm. CBQL cho rằng, đây là hình thức ít phù hợp (hình thức làm bài thu

hoạch cá nhân (x= 1.76); hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm (x= 1.53)),

nhưng GV lại đánh giá hình thức này ở mức độ tương đối phù hợp (hình thức làm

bài thu hoạch cá nhân (y= 2.13); hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm ( y=

2.05))

Nhìn chung, các nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được tiến hành hằng năm theo kế hoạch năm học. Tuy nhiên, công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn được tiến hành mang tính chất truyền thống, chưa thể hiện sự tương ứng giữa cung và cầu của chủ thể tổ chức và người tiếp nhận. Các đợt bồi dưỡng chuyên môn thường được tiến hành theo kiểu giảng viên thuyết trình, học viên ghi chép, người giảng tranh thủ truyền đạt càng nhiều càng tốt, người nghe cố gắng ghi chép càng nhiều càng hay; người học cho rằng sau đợt bồi dưỡng sẽ thu xếp thời gian nghiên cứu, nhưng rồi công việc cuốn hút, tài liệu mang về để đó, khi mở ra xem lại, thấy nhiều vấn đề chưa kỹ càng, muốn vận dụng còn lúng túng.

Những đối tượng tham gia được bồi dưỡng chuyên môn là những người trực tiếp

làm công tác chuyên môn thuần tuý. Vì vậy, ý nghĩa của nội dung bồi dưỡng chuyên môn qua các đợt bồi dưỡng này chỉ giúp họ phần nào hiểu được những định hướng chung về sự phát triển và những nhiệm vụ của bậc học trong năm học.

Những vướng mắc, khó khăn nảy sinh từ các đơn vị, nhà trường cần được tháo gỡ, giải đáp không nằm trong kế hoạch bồi dưỡng và không được giải quyết và tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn của Bộ, Sở GD- ĐT, Phòng GD, một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đề ra được biện pháp, cách thức thực hiện đạt hiệu quả. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chưa có sự vận dụng và cụ thể hoá vào tình hình, đặc điểm của từng trường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nội dung bồi dưỡng trong đợt hè có sự chồng chéo, trùng lặp, nhắc lại nội dung đã bồi dưỡng của các năm trước. Xét về mặt tiến độ, kế hoạch bồi dưỡng bao giờ cũng đảm bảo đúng tiến độ thời gian, song hiệu quả của công tác bồi dưỡng không cao. Các nội dung bồi dưỡng cũng chưa trả lời được các câu hỏi: Nội dung có đáp ứng yêu cầu người học hay không? Nội dung bồi dưỡng đã thực sự cần thiết cho giáo viên hay chưa? Có phù hợp với thời điểm hay chưa? Trong bồi dưỡng chuyên môn, đã giải đáp được những thắc mắc, tồn đọng của giáo viên hay chưa?, …

2.5. Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở một số trường mầm non tại TP HCM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 -66 )

×