Luật Giáo dục 2005 khoản 1, Điều 54 ghi rõ: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận với nhiệm kỳ 5 năm.
Hiệu trưởng phải có trình độ từ trung học sư phạm trở lên và có thời gian công tác giáo dục mầm non ít nhất là 5 năm, được tín nhiệm về chính trị, đạo đức,
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, có thẩm quyền cao nhất về hoạt động chuyên môn và hành chính trong nhà trường. Trong công tác điều hành, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi công việc trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, cũng như kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn mà tập thể đã vạch ra.
Theo cơ cấu ngành học trực tuyến- Người hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền địa phương, trưởng phòng giáo dục Quận về công tác giáo dục mầm non ở cơ sở mình quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối giáo dục của Đảng, phương hướng nhiệm vụ của ngành. Hiệu trưởng
còn là người tham mưu tích cực, đảm bảo sự lãnh đạo sát sao, cụ thể của cấp uỷ
Đảng và chính quyền địa phương, đồng thời tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức hữu quan nhằm tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ của toàn dân trong việc xây dựng nhà trường vững mạnh.
Theo Điều 18 của Điều lệ trường mầm non quy định:[3]
Hiệu trưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường.
Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học;
- Điều hành các hoạt động của trường; thành lập và cử tổ trưởng các tổ
chuyên môn, tổ hành chính quản trị; thành lập các hội đồng trong trường;
- Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên; đề nghị
khen thưởng, kỷ luật và đảm bảo các quyền lợi của giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường;
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường;
- Quản lý trẻ em và các hoạt động của trẻ do trường tổ chức; nhận trẻ vào
trường; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại trẻ theo các nội dung chăm sóc- giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Theo học các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trường và được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định;
- Đề xuất với cấp uỷ và chính quyền địa phương hoặc lãnh đạo cơ quan,
doanh nghiệp chủ quản trường; phối hợp với các lực lượng xã hội trong địa bàn
nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc- giáo dục trẻ của trường. Hiệu trưởng là người có quyền hạn cao nhất trong trường mầm non và có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường. Bản thân người hiệu trưởng luôn phải suy nghĩ để có được những quyết định phù hợp với quy định của nhà nước, của ngành và những quyết định đó cũng phải là những biện pháp quản lý khả thi nhằm đưa nhà trường phát triển đến một tầm cao mới. Người hiệu trưởng phải tìm cách nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho họ tham gia quản lý nhà trường. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, làm cho phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan đến nhà trường hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đối với giáo dục mầm non, hiểu về tình hình thực tế của trường, thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp và của phụ huynh đối với nhà trường.