Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì xem như không lãnh đạo. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà CBQL có được thông tin để đánh giá thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được trình bày ở bảng 2.17 như sau:
Bảng 2.17. Công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.
Stt Kiểm tra, đánh giá
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
CBQL GV CBQL GV
x s y s x s y s
1
Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
2.54 0.75 2.63 0.72 2.45 0.89 2.58 0.91
2
Quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
2.13 0.86 2.13 0.76 2.08 0.77 2.1 0.82
3
Phối hợp các lực lượng có liên quan trong kiểm tra, đánh giá
2.24 0.74 2.32 0.74 2.12 0.54 2.25 0.85
4
Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng chuyên môn
1.97 0.9 2.13 0.8 2.02 0.68 2.14 0.92
5
Xử lý các GV không đạt yêu cầu sau các bồi dưỡng chuyên môn
- Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho GVMN là một trong những cách thức giúp cho công tác quản lý
thực hiện dễ dàng, chính xác, mang lại hiệu quả. Theo kết quả khảo sát ở các trường
MN cho thấy, CBQL và GV đều đánh giá ở mức độ khá thường xuyên (x= 2.54;
y= 2.63) và đạt mức trung bình về hiệu quả (x= 2.45; y= 2.58). Điều này cho
thấy rằng CBQL ở các trường có chú ý đến việc đưa ra các quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhưng chưa thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá một cách triệt để GV sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn nên hiệu quả của hoạt động này chưa cao.
- Quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
GVMN
Trên cơ sở các tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp của GVMN, Hiệu trưởng của các trường cần xây dựng các tiêu chí để kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn để có thể nhận định dễ dàng, chính xác hiệu quả của hoạt động này. Đánh giá về công tác quy định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV, CBQL và GV cho rằng hoạt động này ít khi được thực hiện
(x= 2.13; y= 2.13) và đạt mức hiệu quả thấp (x= 2.08; y= 2.1). Điều này cho
thấy, CBQL ở các trường chưa quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng.
- Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá
Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá GV cần có sự phối hợp các lực lượng nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác, khách quan. Khảo sát ở các trường
cho thấy, hoạt động này chỉ thực hiện ở mức độ trung bình (x= 2.24; y= 2.32) và
hiệu quả chưa cao (x= 2.12; y= 2.25). Như vậy, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh giá GV sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm sau đợt bồi dưỡng chuyên môn
Để cải thiện thực trạng cũng như điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng chuyên môn, CBQL ở các trường cần thực hiện việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau các đợt bồi dưỡng. Tuy nhiên, qua khảo sát
ở các trường, công tác này ít khi được thực hiện và hiệu quả chưa cao (x= 1.97,
2.02; y= 2.02, 2.14). Đây là một hạn chế lớn, ảnh hưởng đến chất lượng công tác
quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.
- Xử lý các GV không đạt yêu cầu sau đợt bồi dưỡng chuyên môn
Theo kết quả khảo sát ở các trường cho thấy rằng công tác này ít được thực
hiện (x= 1.85; y= 1.76) và hiệu quả thấp (x= 1.82; y= 1.74). Việc khen thưởng,
xử lý nghiêm những GV không đạt sau đợt bồi dưỡng chính là động cơ thúc đẩy GV tham gia tích cực hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Có nhiều hình thức xử lý đối với những GV không đạt sau đợt bồi dưỡng như đánh giá không đạt việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”, không được đánh giá xếp loại cuối năm học hay không bố trí công tác chăm sóc- giáo dục trẻ,…Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, CBQL ở các trường chưa thực hiện tốt công tác này, phần lớn là do thực trạng GVMN bỏ việc ngày càng nhiều, GV không đủ để đảm bảo an toàn trong việc chăm sóc trẻ ở các trường; CBQL còn e ngại khi đưa ra các hình thức kỉ luật với GV trong thời gian qua.