Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 92)

* Mục đích

- Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV

một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng với đổi mới GDMN và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong trường.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV góp phần thực hiện các

nguyên tắc quản lý giáo dục thiết thực, khả thi, kiểm tra được.

* Nội dung và cách thực hiện

- Đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV bao gồm kế hoạch dài

hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường

tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng toàn

diện phải được Hiệu trưởng xây dựng trong nhiều năm.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển

của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sự phân loại GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạnhằng năm qua việc kiểm tra, đánh

giá xếp loại chuyên môn của GV, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, nhu cầu của giáo viên mà Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

- Đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên

+ Xác định cụ thể mục tiêu, nội dung và thời gian của chương trình bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng toàn diện của ngành.

+ Tìm hiểu nhu cầu của người học, gắn với yêu cầu của đổi mới GDMN,

đặc biệt chú ý tới những kiến thức và phương pháp mới.

+ Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn

và nghiệp vụ sư phạm của GV. Hằng năm, có tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng trình độ giáo viên một cách cụ thể.

+ Xác định rõ những yêu cầu và mong muốn cần đạt được đối với các yếu tố

tham gia vào quá trình bồi dưỡng như nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn của giảng viên, cách thức đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng, ... để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có chất lượng, hiệu quả.

+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp

bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức

mới, những thông tin khoa học mới. Sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời

điểm phù hợp như: Bồi dưỡng chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào các thời điểm học sinh mầm non nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả giáo viên được học tập, tham gia bồi dưỡng.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trên cơ sở tài

liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục, đồng thời quan tâm, bổ sung thêm một số nội dung gắn với tình hình thực tiễn của trường vào kế hoạch bồi dưỡng; chú trọng cập nhật thông tin về đổi mới giáo dục mầm non (chương trình giáo dục mầm non), các kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại trong giáo dục mầm non của các địa phương khác hay các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thể hiện quy trình tiến hành hoạt động bồi

dưỡng chuyên môn cho giáo viên, những điều kiện hỗ trợ các khâu trong quá trình bồi dưỡng và cách thức kiểm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 92)