0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 -68 )

Trong quản lý trường học, đặc biệt là quản lý trường mầm non thì một trong những phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn quan trọng nhất là quản lý bằng kế hoạch. Mọi hoạt động của nhà trường đều thể hiện trên kế hoạch và mọi người đều dựa trên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ. Qua kế hoạch để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công tác quản lý cũng như mọi hoạt động khác. Qua khảo sát 10 trường MN đạt chuẩn quốc gia ở TPHCM cho thấy việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của CBQL còn rất hạn chế, cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn

Stt Xây dựng kế hoạch, chương trình BDCM

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

CBQL GV CBQL GV

x s y s x s y s

1

Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV

2.12 0.52 1.96 0.82 1.94 0.71 1.84 0.79

2

Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV

2.15 0.34 2.11 0.75 2.08 0.89 2.05 0.82

3

Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Bộ, Sở GD- ĐT

3.43 0.42 2.86 0.56 2.35 0.44 2.34 0.54

4

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường

3.41 0.56 2.91 0.52 2.39 0.87 2.72 0.83

5

Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học

3.4 0.15 2.87 0.45 2.78 0.84 2.65 0.67

6

Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

3.15 0.43 3.12 0.53 2.26 0.65 2.24 0.78

Nhìn vào bảng 2.15 cho thấy:

- Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Để xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV đạt hiệu quả, thì việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu. Một khi đã đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng, thì quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV sẽ được nâng cao. Qua khảo sát ở các trường, tác giả nhận thấy có sự chênh lệch không nhiều trong cách đánh giá giữa CBQL và GV. CBQL cho rằng việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV được

ít khi thực hiện (y= 1.96). Điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV, đa số CBQL không chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu của GV mà còn áp đặt, dựa vào kinh nghiệm quản lý hay dựa vào các nội dung, yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV được phân bổ từ trên xuống. Về phía GV, khi không đáp ứng được nhu cầu của mình, họ sẽ có tâm lý thụ động, không quan tâm và cảm thấy bị áp đặt khi tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Chính vì điều này đã góp phần tạo nên sự thất bại, không hiệu quả của kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn. Nguyên nhân gây nên sự khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV là do nhà trường không phân bố được thời gian, điều kiện vật chất, kinh phí để thực hiện khâu khảo sát, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của GVMN.

- Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là phương tiện giúp đạt được mục đích giáo dục; làm cơ sở để lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình và phân bổ các nguồn lực như cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự,…; thiết lập các tiêu chuẩn hoạt động và quyết định đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Việc thiết lập mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể sẽ định hướng càng chính xác cho công tác bồi dưỡng chuyên môn. Thực tế khảo sát ở các trường MN, cho thấy CBQL và GV đều đánh giá việc thiết lập mục tiêu hoạt động

bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở mức độ tương đối thường xuyên (x= 2.15; y= 2.11)

và hiệu quả đạt chưa cao (x= 2.08; y= 2.05). Điều này cho thấy CBQL có chú ý

đến việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng nhưng chưa cụ thể, rõ ràng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho GV.

- Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Bộ, Sở GD- ĐT:

Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường MN, CBQL phải nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Bộ, Sở

GD- ĐT vì đây là căn cứ để CBQL ở các trường có thể xây dựng kế hoạch, chương

GV ở các trường, tác giả thấy có sự khác biệt trong cách đánh giá. CBQL cho rằng

họ luôn nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của các cấp quản lý (x= 3.43);

trong khi đó GV lại cho rằng hoạt động này chỉ đạt ở mức độ thường xuyên (y= 2.86).

Sở dĩ có sự khác biệt như trên là do GV ít khi chú ý đến các kế hoạch bồi dưỡng của Bộ, Sở GD- ĐT mà CBQL của trường triển khai, vì họ nghĩ rằng đó là công việc của CBQL. Mặc dù CBQL nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Bộ, Sở

GD- ĐT, nhưng mức độ vận dụng lại chỉ đạt tương đối hiệu quả (x= 2.35; y= 2.34).

Nguyên nhân của tình trạng này là do kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Bộ, Sở

GD- ĐT chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của GV, chưa có sự chỉ đạo

cụ thể.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong kế hoạch

hoạt động năm học của trường

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của trường dựa trên kế hoạch năm học chung của Bộ GD- ĐT. Tuỳ theo mục tiêu của năm học và yêu cầu chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV mà mỗi trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn chi tiết, cụ thể trong từng năm học. Theo CBQL, công tác này

được thực hiện rất thường xuyên (x= 3.41); GV thì cho rằng chỉ đạt ở mức độ khá

thường xuyên (y= 2.91) Mặc dù CBQL ở các trường, đặc biệt là Hiệu trưởng luôn

quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong kế hoạch hoạt động năm học của trường, nhưng mức độ hiệu quả của hoạt động này chỉ đạt ở mức

độ tương đối hiệu quả (x= 2.39; y= 2.72). Đánh giá của CBQL và GV như trên

cho thấy rằng trong kế hoạch hoạt động năm học của trường, CBQL có chú ý đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV nhưng chưa có sự đầu tư, quan tâm thật sự nên dẫn đến hiệu quả đạt chưa cao.

- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả

năm học

Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, ngoài việc thiết lập được mục tiêu bồi dưỡng, người CBQL còn phải có khả năng

lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp với đội ngũ GV, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, … của nhà trường. Điều này đòi hỏi năng lực của người CBQL ở các cơ sở. Theo kết quả khảo sát ở các trường,

đa số CBQL cho rằng đây là hoạt động được thực hiện rất thường xuyên (x= 3.4);

nhưng GV lại đánh giá hoạt động này chỉ đạt ở mức độ tương đối thường xuyên

(y= 2.87). Như vậy, CBQL chưa xác định rõ ràng, cụ thể các nội dung, hình thức,

phương pháp trong kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN nên mới có sự chênh lệch trong cách đánh giá như trên. Đánh giá mức độ hiệu quả, cả CBQL và GV đều đánh giá hoạt động này chỉ đạt ở mức độ tương đối hiệu quả

(x= 2.78; y= 2.65). Việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng

chuyên môn cho GVMN sẽ đạt chất lượng cao hơn khi CBQL ở các trường có sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc về vấn đề này.

- Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

Tổ chuyên môn có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong trường MN theo quy định của luật giáo dục; Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn. CBQL ở các trường xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giúp GV nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Hoạt động này được CBQL và GV của các trường đánh giá thực hiện khá thường

xuyên (x= 3.15; y= 3.02). Đánh giá về mức độ hiệu quả, CBQL và GV đánh giá ở

mức độ trung bình việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của tổ (x= 2.26;

y= 2.24). Điều này chứng tỏ rằng, tổ chuyên môn có chú ý đến việc xây dựng kế

hoạch bồi dưỡng nhưng nội dung chưa bám sát được nhu cầu của GV cũng như chưa chú trọng đến việc thiết lập mục tiêu, xác định nội dung, chương trình, phương pháp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong tổ, chưa thể hiện được trách nhiệm thật sự của mình.

Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 2.15 và phân tích ở trên, tác giả nhận thấy CBQL có chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV thể hiện qua một số hoạt động được đánh giá khá thường xuyên như nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Bộ, Sở GD- ĐT, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học, xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học, hay hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Tuy nhiên, qua khảo sát, công tác này mang lại hiệu quả chưa cao mặc dù mức độ thực hiện tương đối thường xuyên. Nguyên nhân là do nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu của GV, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn chưa cụ thể, thiết thực. Điều này chưa kích thích được GV tham gia công tác bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, để việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV mang lại hiệu quả cao còn đòi hỏi năng lực quản lý, trách nhiệm của CBQL ở các cơ sở, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn lực, … Chính vì thế, đối với một số tiêu chí chưa thực hiện thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao, cần có phương hướng cụ thể khắc phục để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV thật sự có ý nghĩa và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của chất lượng GDMN, đặc biệt hoàn thành mục tiêu của đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 68 -68 )

×