Biện pháp 5: Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 99)

* Mục đích

- Biện pháp này nhằm tạo động lực cho hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ của giáo viên, khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân và tập thể tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời nêu gương cho các đơn vị và cá nhân khác học tập.

- Tổ chức thi đua, khen thưởng sẽ kích thích, lôi cuốn mọi người hăng say

phấn đấu, rèn luyện để đạt được thành tích cao nhất trong hoạt động. Nó tác động đến tình cảm, ý chí, niềm tin, tính sáng tạo của cá nhân.

* Nội dung và cách thực hiện:

- Để khuyến khích giáo viên trong công tác học tập, bồi dưỡng chuyên môn,

Hiệu trưởng phải tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng.

+ Xây dựng kế hoạch thi đua trong trường mầm non theo từng kỳ, năm học

cho từng cá nhân, tổ, khối. Mục tiêu thi đua phải được xác định cụ thể và rõ ràng, thiết thực.

+ Phát động các phong trào thi đua trong trường mầm non như: Thi đua

đề, thi đua sáng tạo phần mềm trong giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục, ...

+ Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn, tổ chức dự giờ, thăm lớp theo tinh thần đổi mới hình thức và phương

pháp GDMN, trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm.

+ Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng đảm bảo đúng quy trình, dân chủ,

công khai, khách quan, công bằng, chính xác. Qua đó phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ giáo viên. Sau mỗi tháng, các tổ bình xét thi đua, hội đồng thi đua tiến hành bình xét, xếp loại giáo viên hàng tháng, tiến hành khen thưởng theo quy chế nội bộ.

+ Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động thi đua

xem các hoạt động đó có tác dụng tốt đến chuyên môn hay không. Nếu không có tác dụng tốt, thì phải kịp thời uốn nắn và sửa chữa. Tập hợp kết quả thi đua phải chính xác, đầy đủ để có kết quả xếp loại chính xác, có nhận xét đầy đủ cho mỗi cá nhân và tập thể tham gia thi đua.

+ Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với giáo viên đạt kết quả xuất sắc

trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn. Động viên kịp thời bằng vật chất cho những người đã đạt thành tích trong các phong trào thi đua, có các hình thức khen thưởng tạo ra không khí trang trọng, vinh dự, mức thưởng phải tương xứng với thành tích đã đạt được.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 99)