Nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Bảng 2.18. Yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

Stt Yếu tố tác động Khách thể Mức độ tác động Rất nhiều (%) Nhiều (%) Ít (%) Không (%) 1 Lãnh đạo nhà trường nhận thức sự

cần thiết của hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho GVMN

CBQL 84.3 15.7 0 0

GV 65.7 32.0 2.3 0

2

Nhận thức chưa đồng bộ của giáo

viên (về nhu cầu, động cơ và thái

độ học tập)

CBQL 91.5 8.5 0 0

GV 86.8 10.8 2.4 0

3

Việc xây dựng kế hoạch chưa sát

với nhu cầu bồi dưỡng chuyên

môn của giáo viên

CBQL 45.7 54.3 0 0

GV 26.6 58.4 15 0

4

Sự tổ chức, chỉ đạo sâu sát của các

cấp quản lý giáo dục về hoạt động

bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

CBQL 36.1 57.2 6.7 0

GV 26.2 67.3 6.5 0

5

Nội dung, phương pháp và hình

thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên chưa thiết thực

CBQL 62.9 37.1 0 0

GV 61.3 37.3 1.4 0

6

Đội ngũ giảng viên thiếu thuyết

phục, chưa phát huy tính tự học

của học viên

CBQL 33.4 62.1 4.5 0

GV 32.7 49.7 17.6 0

7

Cơ sở vật chất, điều kiện phương

tiện chưa đáp ứng đủ cho hoạt

động bồi dưỡng chuyên môn

CBQL 56 18.2 25.8 0

GV 61.4 34.9 3.7 0

8

Xây dựng các chế độ chính sách

chưa thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

CBQL 40.7 48.9 10.4 0

GV 52.9 34.8 12.3 0

9

Sự phối hợp với các đơn vị liên

ngành trong tổ chức hoạt động bồi

dưỡng chuyên môn cho GVMN

CBQL 20.1 52.3 27.6 0

GV 32.8 49.7 17.5 0

10

Xây dựng bộ máy nhân lực tổ

chức hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn

CBQL 27.5 48.9 23.6 0

Nhìn vào bảng 2.18, ta thấy:

- Lãnh đạo nhà trường nhận thức sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho GVMN

Theo kết quả khảo sát, phần lớn CBQL và GV trường mầm non đều nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động chuyên môn trong trường mầm non. Cụ thể có 100% CBQL và 97.7% GV ở các trường đều xác định việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, là xương sống trong nhà trường. Nó tác động đến tất cả các hoạt động khác trong nhà trường và cuối cùng tựu trung là phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, đó là chăm sóc- giáo dục trẻ. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, việc thiết lập mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN chỉ mang tính một chiều từ Bộ, Sở GD- ĐT mà chưa bám sát vào nhu cầu của đội ngũ GV. Do đó, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

- Nhận thức chưa đồng bộ của giáo viên (về nhu cầu, động cơ và thái độ học tập)

Có thể nói rằng, GVMN là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. Nhân cách con người trong xã hội tương lai như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nền móng này. Trong trường mầm non, GV giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ. GVMN không chỉ là người thầy mà còn là người mẹ, người bạn đáng tin cậy và gần gũi nhất đối với trẻ. GVMN là nhân tố quyết định chất lượng nhà trường. Do đó, nhận thức của GV về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn rất quan trọng. Theo kết quả thống kê ở bảng 2.18, có 97.8% CBQL và 86.2% GV cho rằng nhận thức của GV có vai trò quyết định đến công tác bồi dưỡng chuyên môn. Hiện nay, có một số GV còn bằng lòng với kiến thức, kỹ năng hiện có của mình, có tâm lý an phận, không có nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó, do mức sống của GVMN còn quá thấp. Thêm vào đó, công việc hàng ngày khá căng thẳng. Thời gian làm việc của GVMN từ 10- 12 tiếng/ ngày. Song song đó, các chế độ ưu đãi, hỗ trợ GVMN hiện nay vẫn chưa tương xứng với công

sức của họ bỏ ra. Các trường chưa có chính sách khen thưởng, động viên, khích lệ các GV tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp của mình. Các điều này đã làm cho GVMN không tập trung cho việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Thái độ thờ ơ, không nhận thức được trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền lợi khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn của GVMN cũng góp phần làm cho công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn trong thời gian qua trì trệ, không hiệu quả.

- Việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của

giáo viên

Có 100% CBQL và 85% GV cho rằng việc xây dựng kế hoạch chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN hiện nay. Năng lực quản lý của CBQL đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV, CBQL chưa quan tâm đến đối tượng tham gia bồi dưỡng, chưa tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn của GV, cũng như chưa xác lập được mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Điều này đã tác động không tốt đến nhu cầu, động cơ học tập của GVMN.

- Sự tổ chức, chỉ đạo sâu sát của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi

dưỡng chuyên môn cho giáo viên

CBQL giáo dục cần có sự tổ chức, chỉ đạo sâu sát theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn đã đề ra. Có 93.3 % CBQL và 93,5% GV cho rằng yếu tố này có tác động nhiều đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Công tác này được các cấp quản lý giáo dục thể hiện ở chỗ mở các lớp bồi dưỡng tập trung để bước đầu triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và GV thực hiện chương trình phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với những GV không đạt yêu cầu sau các đợt bồi dưỡng. Do đó, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV còn mang tính hình thức, chưa có tính khích lệ chất lượng.

- Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa thiết thực

Qua kết quả khảo sát, 100% CBQL và 98.6% GV cho rằng yếu tố này có tác động nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu của GV. Phương pháp được dùng để bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN dạy chương trình mới lại là phương pháp thuyết trình, mang tính hàn lâm. Do đó, người học hoàn toàn bị động, chưa xác định được những yêu cầu của chính mình cần được bồi dưỡng. Hệ quả là giảng viên cứ báo cáo và người nghe cứ chủ động tự giải quyết công việc riêng của mình. Hai động lực không trùng hợp nhau dẫn đến việc bồi dưỡng như là chẳng có gì mới. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV chưa thể hiện được đầy đủ sự đổi mới trong cách dạy và học, không phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, không tạo điều kiện cho người học tự học, tự nghiên cứu.

- Đội ngũ giảng viên thiếu thuyết phục, chưa phát huy tính tự học của học

viên

Đánh giá về yếu tố này đối với hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, 95.5% CBQL và 82.4% GV cho rằng có tác động nhiều. Trong thời gian qua, lực lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn cho GV thường là những người làm công tác quản lý hoặc những người chuyên giảng dạy cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Những hướng dẫn chủ yếu nặng về lý thuyết, không sát với thực tế. Một số giảng viên chưa đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy nên chưa kích thích được tính tự học của học viên. Những mong đợi của GV trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn không được đáp ứng. Do đó, GV không tin tưởng và không tìm thấy được động lực để tập trung, có ý thức tốt khi tham gia bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện chưa đáp ứng đủ cho hoạt động bồi

Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV đạt hiệu quả nhất định, thì cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện là một trong những yếu tố không thể thiếu. Theo kết quả điều tra ở các trường, có 74.2% CBQL và 96.3% GV cho rằng yếu tố này có tác động nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Việc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ giúp GV cập nhật nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng mới, cũng như kích thích tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ này.

- Xây dựng các chế độ chính sách chưa thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên

89.6% CBQL và 87.7% GV nhận định yếu tố này có tác động nhiều đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Thực tế ở các trường chưa xây dựng được chính sách, chế độ khen thưởng phù hợp để động viên, khích lệ

những GV tham gia bồi dưỡng chuyên môn. Điều này cũng làm giảm sự nhiệt tình

của GV trong công tác này.

- Sự phối hợp với các đơn vị liên ngành trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho GVMN

Sự phối hợp với các đơn vị liên ngành trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý hoạt động này. Cụ thể có 72.4% CBQL và 72.5% GV đồng tình.

- Xây dựng bộ máy nhân lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Qua khảo sát thực tế, có 76.4% CBQL và 64.8% GV đồng ý việc xây dựng bộ máy nhân lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Trong những năm gần đây, thực tế ở các trường chưa xây dựng được bộ máy nhân lực này, mà chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm nên không thể theo dõi, sâu sát, dẫn đến việc chưa mang lại hiệu quả trong công tác này.

Kết luận chương 2

Qua những vấn đề trên ta thấy rằng, nhu cầu được bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên là rất lớn. Điều đó phản ánh tương đối khách quan về năng lực, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của GVMN. Chính vì vậy, cần có một chiến lược bồi dưỡng chuyên môn cho GV với các hành động cụ thể, thiết thực, đưa vào nghị quyết, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm của các cấp, các ngành liên quan. Trong trường hợp cần thiết, nên có một bộ phận tham mưu cụ thể về vấn đề này. Những

tồn tại, hạn chế nêu trên là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất các

biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC BỒI

DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ

TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)