Trạng thái vô ngôn

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn:

2.2.1. Trạng thái vô ngôn

Trước khung cảnh thiên nhiên sinh động, nên thơ, rất nhiều lúc con người thiền vô ngôn - lặng yên, không nói. Bởi vì ngôn ngữ hữu hạn không thể diễn đạt được chân lý vô cùng. Trạng thái này giúp ta nghĩ đến tôn chỉ chủ yếu của Thiền tông là “Trực chỉ nhân tâm”, “dĩ tâm truyền tâm” mà Tịnh Giới đã có lần nhắc đến trong bài thơ “Hãn tri âm, II”:

“Thu lai lương khí sảng hung khâm Bát đẩu tài cao đối nguyệt ngâm Kham tiếu thiền gia si độn khách Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm”

(Mùa thu đến mát rượi sảng khoái trong lòng

Những nhà thơ tài cao tám đấu thì nhìn trăng mà ngâm vịnh Đáng buồn cười cho kẻ ngớ ngẩn trong làng Thiền

Cớ sao lại đem ngôn ngữ để truyền tâm cho người)

(Ít tri âm, II)

Khi bước chân lên núi Bảo Đài, nhà vua thi sĩ Trần Nhân Tông đã vô hình trung trở thành một thiền sĩ thi nhân. Cảm hứng thơ ngập tràn, tươi tắn cùng những bước chân khẽ khàng giữa mây, núi, lá, hoa. Không gian ấy tạo nên cảm giác về sự hiện hữu vô thường của vạn vật trong cái hằng thường của bản thể vô cùng. Cảnh núi non, cổ kính qua cảm quan thiền đều có những nét vừa sống thực vừa như mơ hồ, hư ảo để rồi từ đó nhà thơ nói lên sự chiêm nghiệm về cuộc đời thật nhẹ nhàng, thâm trầm:

“Vạn sự thủy lưu thủy Bách niên tâm ngữ tâm” (Đăng Bảo Đài sơn)

(Muôn việc như nước tuôn nước Trăm năm lòng lại nhủ lòng) (Lên chơi núi Bảo Đài)

Từ chỗ ngộ được chân lý, thiền nhân đứng lặng lẽ chiêm ngưỡng cảnh vật bằng cái tâm bình thản được phủ chiếu bởi ánh trăng huyền dịu - ánh trăng của tâm linh đã được giác ngộ, đang chiếm lĩnh không gian ngoại cảnh. Như vậy, ở đây tâm cảnh - ngoại cảnh đã có sự tương thông, hòa nhập:

“Ỷ lan hoành ngọc địch

Minh nguyệt mãn hung khâm”

(Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực)

Kết thúc bài thơ, thi nhân không nói một lời nào nhưng chính cử chỉ “tựa lan can, cầm ngang ống sáo” để đón nhận “ánh trăng sáng chan hòa trước ngực” đã nói lên tất cả sự hòa nhập trọn vẹn của con người và cảnh giới bên ngoài và chỉ có

những giây phút ấy, con người mới thăng hoa, mới giải thoát khỏi những ràng buộc hữu hạn của đời người ngay chính nơi trần thế. Đây là điều tích cực mà thơ Trần Nhân Tông luôn khao khát đi tìm để tạo ra một lối sống đẹp - sống cho hiện tại - sống cho cuộc đời.

Nếu như nhà vua khi lên chơi núi Bảo Đài, đón nhận “ánh trăng sáng chan hòa trước ngực” trong tư thế “tựa lan can” của một con người cô độc, thì trong bài thơ: “Xuân cảnh”, cảm giác cô đơn không còn nữa vì bây giờ đã có bạn tri âm:

“Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi”

(Khách đến chơi không hỏi chuyện đời

Cùng ngắm màu xanh mờ mịt ở cuối chân trời)

Họ không nói với nhau một lời nào nhưng lại gặp nhau trong một sự tương thông giao cảm của những tâm hồn đồng điệu. Những tâm hồn ấy giờ đây đang thả mình với thiên nhiên bao la của đất trời. Cảnh xuân đẹp đầy thiền vị đã xua tan những buồn đau của thế sự, đem đến những phút giây bình yên, thanh thản trong tâm hồn con người.

Sự bất lực của ngôn ngữ một lần nữa lại xuất hiện trong thơ của Trần Quang Triều. Cũng vào một buổi chiều xuân muộn, tác giả viếng thăm một ngôi chùa cổ ở Gia Lâm:

“Tâm khôi oa giác mộng Bộ lý đáo thiền đường Xuân vãn hoa dung bạc Lâm u thiền vận trường Vũ thu thiên nhất bích Trì tịnh nguyệt phân lương” (Đề Gia Lâm tự)

(Lòng nguội lạnh với giấc mơ bon chen danh lợi

Dạo bước đến cửa thiền

Rừng sâu tiếng ve ngân dài Mưa tạnh trời một màu xanh biếc Ao trong lặng, trăng tỏa hơi mát dịu…) (Đề chùa Gia Lâm)

Không gian thiên nhiên ở đây thanh khiết và trong trẻo quá. Đó là không gian của đất trời mùa xuân sau cơn mưa đã được lọc sạch đến vô cùng. Con người trước khung cảnh ấy cần gì phải nói thêm nhiều vì mọi ưu phiền nhân thế đã tan biến vào khung cảnh thiên nhiên trong sáng kia. Bởi vậy, lúc chia tay, cả người về, kẻ ở đều lặng yên:

“Khách khứ tăng vô ngữ Tùng hoa mãn địa hương” (Khách ra về, sư chẳng nói

Mặt đất thơm ngát mùi hoa thông)

Sự yên lặng của con người mà lại có thể tác động đến thiên nhiên làm cho thiên nhiên cũng trở nên quấn quýt, chan hòa với con người. Đây là một chi tiết thật bất ngờ, thú vị. Cả mặt đất bây giờ đã dậy lên mùi hoa thông thơm ngát. Bài thơ cũng kết đọng lại ở sự lặng yên không nói nhưng nó lại mở ra cả một trường giao cảm giữa con người và cảnh vật trong một mùi hương nhẹ nhàng lan tỏa mà thanh khiết, ấm áp đến vô cùng.

Đến đây, có thể thấy rằng, cái đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của thơ ca Phương Đông - nghệ thuật biểu diễn “cái không lời”, đã đem đến cho thơ ca Thiền tông những giây phút thực hiện sự đại hòa điệu giữa con người và vũ trụ. Ở đó, con người tìm thấy được niềm an lạc thú vị không thể diễn tả bằng lời mà chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được. Nó đến một cách tự nhiên, vô ý. Trong bài thơ “Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn”, Trần Thái Tông đã nói hộ nhà sư những phút giây thực tại có ý nghĩa đó:

“Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh Cá trung tư vị vô nhân thức

Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh”

(Gió đập cổng thông, trăng sáng trước sân

Lòng hẹn với phong cảnh cùng trong sáng lặng lẽ Bao nhiêu thú vị trong đó không ai hay

Mặc cho nhà sư trong núi vui đến sáng)

(Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong)

Hình ảnh “gió đập cổng thông”, “trăng sáng trước sân”, bản giao hưởng hòa tấu đó của vũ trụ đã trở nên rộn ràng hơn khi có sự tham gia của con người. Tất cả hòa quyện tạo nên cái ý vị thần diệu mà người ngoài nào có thể hay biết được, chỉ có người trong cuộc - ông tăng trong núi - là mang một niềm hoan lạc tràn ngập tâm hồn. Giây phút “đại ngộ” ấy, Trần Thánh Tông cũng đã từng trải qua. Nó đến một cách tự nhiên, vô ý:

“Chung nhật nhàn đàn bất điệu cầm Nhàn môn vô sự khả quan tâm Cá trung khúc phá vô nhân hội Duy hữu tùng phong họa thử âm” (Tự thuật)

(Suốt ngày thảnh thơi gảy cây đàn không điệu

Trong cánh cửa nhàn không có việc gì đáng để tâm Ở trong đó đã khám phá ra khúc nhạc mà không ai biết Chỉ có gió trên cây thông là hòa được âm thanh ấy) (Tự thuật)

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 56)