Trạng thái bừng tỉnh giác ngộ của tâm thức

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 63)

6. Cấu trúc luận văn:

2.2.3. Trạng thái bừng tỉnh giác ngộ của tâm thức

Ngoài trạng thái “vô ngôn”, “quên”, con người trong thơ thiền còn hiện lên trong những khoảnh khắc bừng tỉnh giác ngộ của tâm thức, thể hiện sự hòa nhập trọn vẹn của mình vào vũ trụ bao la. Tuy nhiên, trạng thái này không xuất hiện ngay từ đầu bài thơ mà đã được chuẩn bị trong mạch ngầm cấu tứ và chỉ đến khi kết thúc, giây phút đạt đến đỉnh điểm của sự giác ngộ này mới thật sự xuất hiện. Hãy đến với bài thơ: “Nguyệt” của Trần Nhân Tông:

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư

Lộ trích thu đình dạ khí hư

Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ”

(Bóng đèn soi nửa cửa sổ, sách đầy giường Móc rơi trên sân mùa thu, hơi đêm trống không

Tỉnh giấc tiếng chày nện vải không còn nghe thấy nữa Trên chùm hoa quế - trăng vừa mọc)

(Trăng)

Bài thơ mở đầu là không gian hẹp trong một ngôi nhà nhỏ: “Nửa khung cửa sổ ánh đèn, đầy giường sách”. Điều đó chứng tỏ nhà thơ còn quan tâm đến đời sống thường nhật. Sau đó, biên độ cảm nhận của nhà thơ tiếp tục mở rộng ra ngoài không gian vũ trụ: “Móc rơi trên sân mùa thu, hơi đêm trống không”. Cần chú ý trong cảm nhận này đã có sự chuyển biến vì “hơi đêm” ở đây được miêu tả là “trống không”. Một đêm thu tĩnh lặng có thể nghe được tiếng sương rơi chưa phải là cái gì đặc sắc mà người đọc cần phải đặc biệt quan tâm vì nghệ thuật lấy “động tả tĩnh” trong thơ người xưa chúng ta đã gặp rất nhiều. Cái đáng chú ý ở đây là tính từ “trống không”. Nó không phải là từ dùng để biểu thị sắc thái của đêm mà nó là tính từ dùng để biểu

thị tính chất, chiều kích của không gian. Chính cái “hư không” mới gợi lên được sự trong trẻo và mát mẻ, bình lặng tự nhiên của đất trời và vũ trụ xưa nay. Đó cũng chính là sự cảm nhận vào lòng bản thể vũ trụ mà chỉ có trạng thái tương thông giữa tâm thiền tĩnh tại với cái trống không của vũ trụ mới có thể thực hiện được. Câu thơ mang đến cho người đọc một cảm giác như nhà thơ đang tiến dần đến giác ngộ chứ chưa phải là sự giác ngộ một cách hoàn toàn. Nhà thơ vẫn còn nghe thấy những âm thanh của đời thường. Và chỉ đến khi “thức giấc”, “tiếng chày đập vải” mới không còn nghe thấy nữa. Cái “chợt tỉnh” ở đây không phải là do tiếng ồn ào đánh thức mà là sự tỉnh giấc tự nhiên của một tâm hồn đã sẵn mang thiền vị, có lẽ cũng là do đêm thanh khiết và trong trẻo quá. Điều đáng nói ở đây là trạng thái “thức giấc” đóng vai trò như một bản lề khép lại cái thế giới thực tại thường nhật của “sách vở, ánh đèn và âm thanh tiếng chày đập vải”, mở ra một thế giới mới: “thế giới bừng ngộ của tâm thức”. Con người giờ đây đã không còn nghe thấy bất cứ những âm thanh xao động nào của thế giới đời thường. Nếu như sự trong trẻo của đêm thu là yếu tố để đưa nhà thơ tiến dần tới giác ngộ thì khi thức giấc, khoảnh khắc ấy đã cho thấy nhà thơ đã bước tới ngưỡng cửa của sự giác ngộ. Và khi nhìn thấy “trên đầu đóa hoa mộc tê, ánh trăng mới đến” thì con người đã đạt đến đỉnh cao trong sự hòa nhập của tâm thức với cảnh vật bên ngoài. Con người vừa mới thức giấc thì ánh trăng cũng vừa đến “thụy khởi - nguyệt lai sơ”, trăng mới lên cũng giống như tâm hồn thanh khiết của con người vừa chợt thức giữa đêm thu trong mát và khi bụi trần không còn che lấp giác quan - “châm thanh vô mịch xứ” - thì trăng trên hoa mộc tê tỏa sáng. Giờ đây, tâm hồn thi nhân cũng đang khai mở một cách trọn vẹn để vầng trăng trên hoa - một hình ảnh của đêm đêm thường thấy bỗng bừng lên ánh sáng huyền dịêu của tâm thức giác ngộ.

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)