Thiên nhiên quấn quýt, chan hòa

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 102)

6. Cấu trúc luận văn:

3.2.2. Thiên nhiên quấn quýt, chan hòa

Cách nhìn mọi sự vật tồn tại trong mối tương thông giao hòa lẫn nhau xuất phát từ quan điểm “vạn vật nhất thể” của triết lý Phật giáo Thiền tông. Do đó, nhìn nhận về bất cứ những sự vật gì, nhà thơ cũng nhận ra sợi dây vô hình liên thông giữa chúng. Thế giới thiên nhiên trong thơ không rời rạc rạch ròi, cũng không hỗn dung tạp nhạp mà ở đó, vạn vật luôn giao hòa với nhau một cách nhịp nhàng, khăng khít. Có khi đó là cánh chim nhỏ hót dưới bầu trời thu, là hoa mẫu đơn nở giữa trời tuyết bay; có khi là ngọn gió thổi xuyên cành trúc, cũng có khi là ngọn núi đỡ vầng trăng vượt qua đầu tường…

“Thiên thu đoàn thử lệ

Tuyết cảnh mẫu đơn khai

Giốc hưởng tùy phong xuyên trúc đáo Sơn nham đới nguyệt quá tường lai” (Tham đồ hiển quyết - Viên Chiếu) (Hoàng anh hót dưới trời thu Mẫu đơn nở giữa mịt mù tuyết bay

Xuyên rặng trúc còi theo gió tới Vượt bờ tường núi đội trăng sang).

(Chỉ rõ bí quyết đạo Thiền cho môn đệ)

Thiên nhiên ấy không đơn điệu, nhàm chán mà qua cảm nhận của thiền gia, vạn vật đầy màu sắc và sinh động như mang dáng dấp hình hài của con người. Chúng quấn quít lấy nhau, liên thông với nhau để tồn tại dưới gầm trời này. Nhưng sự liên thông đó không diễn ra một cách ồn ả, vồ vập mà mọi thứ diễn biến một cách lặng lẽ, êm đềm cũng giống như cái lặng lẽ, êm đềm của người tu hành khi trở về suối nguồn đạo pháp:

“Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn”.

(Sơn phòng mạn hứng, II - Trần Nhân Tông) (Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non tịch mịch Một tiếng chim kêu, lạị cảnh xuân tàn).

(Mạn hứng ở sơn phòng)

Hình ảnh hoa rụng núi vắng, chim kêu xuân tàn gợi nên hình ảnh mà vạn vật tồn tại trong mối quan hệ lẫn nhau, một thứ nhỏ bé tầm thường nhưng có sức tác động lớn lao đến đất trời rộng lớn, giống như kiểu “Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu” (Ngô đồng một chiếc lá rơi, cả trời đất đều biết mùa thu đến) của thơ Đường. Trong rất nhiều những bài thơ, chúng ta đều dễ dàng tìm thấy sự tương thông, hòa hợp này.

Cảnh vật hiện ra hữu tình, sinh động trong thơ Huyền Quang:

Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh” (Tảo thu)

(Khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ Cây trước sân xào xạc báo tiếng thu) (Thu sớm)

“Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha

Sơn vũ thiên nhiên chẩm lục la” (Sơn vũ)

(Đêm khuya, gió thu sịch động bức rèm

Nhà núi đìu hiu gối đầu vào lùm dây leo xanh biếc) (Nhà trong núi)

Trần Nhân Tông cũng có cảm nhận tinh tế về đêm thu như vậy: “Lộ trích thu đình dạ khí hư”

(Nguyệt)

(Móc rơi trên sân mùa thu hơi đêm trống không) (Trăng)

Đọc những câu thơ trên, khó phân biệt đâu là bầu trời đêm, đâu là hơi mát của gió, đâu là mùa thu của đất trời, đâu là những ngôi nhà trên núi cao và đâu là những cành cây hoa lá tươi xanh… vì tất cả đã hòa nhập, đan xen vào nhau tạo thành những bức tranh thiên nhiên thi vị. Người đọc chỉ có thể cảm nhận bằng trực cảm của tâm linh chứ khó mà dùng lý trí để tách rời ra được. Sự hòa điệu của thiên nhiên có khi tác động đến cả những vật vô tri, vô giác như bức rèm vẽ hay tác động đến cả con người.

Vào một buổi sáng khi vừa thức giấc, trong không gian trong trẻo, tinh khôi của đất trời, nhà thơ chợt nhìn thấy hình ảnh một đôi bướm trắng bay đến bên những cánh hoa vừa hé nụ và chợt hay mùa xuân đã về:

“Nhất song bạch hồ điệp Phách phách sấn hoa phi” (Xuân hiểu – Trần Nhân Tông)

Song song đôi bướm trắng Phất phới sấn hoa bay) (Buổi sáng mùa xuân)

Vào một buổi chiều xuân, nhà thơ nghe thấy âm thanh của tiếng chim hót bên hoa. Âm thanh thư thả như tâm hồn thơ đang nhàn tản ung dung:

“Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì” (Xuân cảnh)

(Trong khóm hoa dương liễu rậm,chim hót chậm rãi) (Cảnh ngày xuân)

Và những áng mây chiều lướt bay nhè nhẹ trên không trung in bóng bên thềm của ngôi nhà chạm vẽ:

“Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi” (Xuân cảnh)

(Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay) (Cảnh ngày xuân)

Cảnh vật thiên nhiên hiện ra hữu tình và hòa quyện. Điều đó cũng thể hiện niềm yêu mến gắn bó với cuộc sống của nhà thơ. Cùng tâm tình ấy, Trần Thánh Tông tả cảnh mùa hè với tất cả những giao hòa, quấn quýt của sắc màu, hương vị và âm thanh của đất trời:

“Yểu điệu hoa đường trú ảnh trường Hà hoa xuy khởi bắc song lương Viên lâm vũ quá lục thành ác

Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương” (Hạ cảnh)

(Thềm hoa xinh đẹp bóng ngày dài Sen bắc mùi thơm gió thoảng bay Mưa tạnh vườn cây màn biếc rủ Tiếng ve chiều tối rộn bên tai) (Cảnh mùa hè)

Đây có thể là một cảnh mùa hè vùng nhiệt đới. Sự phối hợp từ màu sắc, hình ảnh cho đến âm thanh làm khung cảnh ngày hè hiện lên thật tưng bừng, lộng lẫy. Nếu như ta cảm thấy lòng mình hân hoan, phơi phới cùng cánh bướm lượn trên những vần thơ của Trần Nhân Tông thì ở đây ta lại thấy lòng mình rộn ràng với tiếng ve lảnh lót giữa màn biếc vườn cây mùa hè vào lúc chiều tối sau cơn mưa. Trước đấy, Trần Thái Tông cũng đã cùng với ông tăng trong núi vui say cho đến sáng khi hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên quấn quít của đất trời vũ trụ:

Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình

Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh”

(Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn)

(Gió đập cổng thông, trăng sáng trước sân

Lòng hẹn với phong cảnh cùng trong sáng, lạnh lẽo) (Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong)

Nếu như sự quấn quýt chan hòa của thiên nhiên là yếu tố để dẫn dắt tâm hồn người sẵn mang thiền vị tiến dần đến trạng thái giác ngộ thì cũng có khi, sự hòa nhập ấy được đẩy lên cao, thể hiện một trạng thái tương thông hoàn toàn của tâm thức con người với bản thể vũ trụ, hay một sự khai mở trọn vẹn của tâm hồn con người, không còn phân biệt giữa ta và vật. Đó chính là trạng thái: “quên bẵng nén hương vừa tắt” của sư Huyền Quang:

“Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh” (Tảo thu)

(Mấy khóm cây cành giăng lưới vầng trăng sáng) (Thu sớm)

Đó cũng là khi Trần Nhân Tông thức dậy “không còn nghe thấy tiếng chày đập vải”, giây phút ấy chỉ còn duy nhất một sự hòa hợp trọn vẹn giữa thiên nhiên và con người, đã không còn mang sắc thân, mà tan biến vào vũ trụ bao la:

“Mộc tê hoa thượng, nguyệt lai sơ” (Nguyệt)

(Trăng)

Như vậy, trong thơ thiền Lý - Trần, các sự vật luôn tồn tại trong sự hòa hợp tương cảm lẫn nhau. Mọi thay đổi hay chuyển biến của sự vật này luôn tạo ra sự tác động đến các sự vật khác. Thế giới đó là thế giới của sự hòa điệu. Điều đó cũng nói lên rằng các thiền gia tỏ ra say sưa với thiên nhiên cuộc sống chứ không phủ nhận thực tại. Sự giao hòa đó khiến cho mọi sự vật uyển chuyển hơn, sinh động hơn khi nó tồn tại tự thân, một mình, đơn lẻ. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên trong con mắt thiền gia lúc này khá bóng bẩy, tươi đẹp và luôn tràn đầy sức sống. Từ đó, ta cảm nhận được tình cảm yêu đời thắm thiết, thái độ lạc quan, an nhiên tự tại, bản lĩnh vững vàng và tự tin của con người trước vũ trụ bao la huyền bí.

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)