Một số triết lý nhân sinh cơ bản của Phật giáo

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 34)

6. Cấu trúc luận văn:

1.3.1. Một số triết lý nhân sinh cơ bản của Phật giáo

Thơ thiền là dòng văn học được viết dưới ánh sáng của tư tưởng triết lý Phật giáo Thiền tông. Để hiểu được giá trị nhân sinh trong thơ thiền Lý - Trần thiết nghĩ không thể không tìm hiểu một số triết lý nhân sinh cơ bản của Phật giáo Thiền tông như là một cơ sở tư tưởng nền tảng.

Theo từ điển Tiếng việt(1)

, Nhân sinh ( ) hiểu theo nghĩa chiết tự từng từ tố: “Nhân” là người, “sinh” là sự sống. “Nhân sinh” là sự sống của con người. Trong văn học nghệ thuật, xuất hiện hai xu hướng: “nghệ thuật vị nhân sinh” – chủ trương nghệ thuật phải gắn liền với đời sống xã hội, phải phục vụ con người và “nghệ thuật

(1) Nhiều tác giả, Từ điển Tiếng việt, NXB Khoa học xã hội, HN, 1988; (2) Đào Duy Anh,Từ điển Hán – Việt, NXB TP.HCM,1989

vị nghệ thuật” – chủ trương người nghệ sĩ sáng tác vì nghệ thuật đơn thuần tức vì cảm hứng bản thân mà sáng tác chứ không phải sáng tác vì xã hội và con người. Từ đó, chúng ta có khái niệm về “nhân sinh quan” là “quan niệm thành một hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con người”.

Theo từ điển Hán - Việt(2)

, “Nhân sinh” chính là đời người. “Nhân sinh nghệ thuật chủ nghĩa” là “cái thuyết chủ trương cho nghệ thuật phải lấy nhân sinh làm mục đích”. Từ đó, dẫn đến khái niệm: “nhân sinh quan” chính là “cái quan niệm của người ta đối với đời người. Cái cách người ta xem đời người như thế nào”.

Theo quan niệm của người viết, “nhân sinh” chính là quan niệm về cuộc sống, sự sống tồn tại xung quanh con người. Đây là phạm trù thiên về khía cạnh triết lý, phân biệt với các khía cạnh khác như khía cạnh đạo đức (nhân đạo), khía cạnh văn hóa (nhân văn). “Giá trị nhân sinh” là giá trị về sự sống của con người. Giá trị ấy thể hiện ở những phương diện tích cực của một quan niệm sống nhằm hướng đến một cuộc sống có ý nghĩa. Con người đứng trên quan điểm - triết lý sống ấy mà mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời, cho cuộc sống con người.

Thơ thiền còn được gọi là thơ nhà chùa, mang đậm tư tưởng của triết lý Phật giáo Thiền tông. Đây là cơ sở để đi đến khẳng định rằng: quan niệm của con người về cuộc sống, về sự sống chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc và toàn diện quan niệm nhân sinh của Phật giáo Thiền tông. Từ đó, Giá trị nhân sinh thể hiện rõ nét trong tư tưởng và hành động sống tích cực của các thiền sư, trong các hình tượng thơ ca về thiên nhiên, về cuộc sống và con người. Đây cũng chính là trọng tâm của đề tài sẽ được làm rõ ở phần sau.

Theo quan niệm của Phật giáo, mỗi một tôn giáo đều có một quan niệm riêng về triết lý nhân sinh. Đạo Phật - với tư cách là một tôn giáo - học thuyết lớn, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới cũng đã có một giáo lý đồ sộ về nhân sinh của mình. Đi sâu vào triết lý nhân sinh Phật giáo là một công việc của một nhà Phật học, của mỗi một phật tử vì đây là phần rất quan trọng của bất cứ một tôn giáo, một triết học nào. Vì thế, ta không thể không đề cập tới một số triết lý nhân sinh cơ bản

Phật giáo vì từ các triết lý này, mọi vấn đề xảy ra với con người đều được giải thích tường tận.

Thuyết nhân quả(nghĩa gốc là hạt - trái): có ý nghĩa là trồng hạt nào thì cho quả ấy, không thể có một sự việc phát sinh mà không do một hoặc nhiều nguyên nhân nào đó tác động đến. Có lẽ, những quan niệm “gieo nhân nào gặt quả ấy”, “gieo gió gặt bão”, “ở hiền gặp lành”…của ông cha ta có sự tương đồng rất lớn, thậm chí có điểm xuất phát từ triết lý này của đạo Phật. Từ đó, mọi khổ đau vui buồn của con người đều được đức Phật giải thích: “Hãy xem kiếp này ta có được những gì để biết kiếp trước ta đã làm gì, và hãy xem kiếp này ta đã làm gì để biết kiếp sau ta được những gì”. Nghĩa là việc thiện ác ta làm trong hiện tại sẽ cho những quả báo tương ứng ở tương lai.

Bổ sung hoàn chỉnh cho thuyết nhân quả là thuyết thập nhị nhân duyên (12 nhân duyên: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử). Thập nhị nhân duyên được xem là những yếu tố có vai trò tác động để nhân trở thành quả, giống như những yếu tố đất, nước, ánh sáng, gió, khí hậu…tác động đến hạt giống để hạt giống đó biến thành cây trái. Và thập nhị nhân duyên là yếu tố đóng vai trò như một nguyên nhân để giải thích vì sao một hạt có thể cho nhiều quả và ngược lại, có khi hạt giống đó chẳng cho quả nào.

Nhắc đến Phật giáo không thể không nhắc đến thuyết luân hồi. Nếu Nho giáo và Đạo giáo ít đề cập đến việc sống chết của con người, có hay không thế giới bên kia nào đó tồn tại xung quanh cuộc sống con người…thì Phật giáo đã giải thích khá cặn kẽ vấn đề này thông qua thuyết luân hồi. Luân hồi (luân: bánh xe, hồi: trở lại): được mô tả giống như vòng quay của bánh xe, hết vòng này đến vòng khác. Triết lý này chỉ những đời sống tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết - bàn. Theo đạo Phật, kiếp sống hiện tại như một mắc xích mà hai đầu dây xích không thể nào xác định được vì nó là vô thuỷ vô chung. Ở mỗi mắc xích đó, con người sẽ mang một thân xác nhất định tuỳ theo tội lỗi hay phước đức mình gây tạo, còn nếu nghiệp lực gây tạo quá nặng

nề thì thần thức sẽ sinh về cảnh giới tương ứng để chịu quả báo. Do đó, chúng sinh sẽ luân hồi mãi nếu không tu hành cầu giải thoát.

Thuyết vạn pháp giai khôngcó nguồn gốc từ kinh Bát Nhã. Theo kinh này, tất cả mọi sự vật, sự việc đã, đang và sẽ tới; mọi thứ hữu hình, ngay chính thân mạng này, bản thể này… cũng đều “không” hết. Đây không có nghĩa là cái “không” kiểu hư vô chủ nghĩa mà là cái “chân không diệu hữu”, nghĩa là cái không chân thật nhất chính là cái có vi diệu, “không thể nghĩ bàn”. Do đó, đạo Phật chủ trương tu hành để trở về cái không chân thật đó, nhờ vậy mới mong được giải thoát.

Tồn tại bên cạnh thuyết vạn pháp giai không, thuyết vạn vật vô thường có ý nghĩa bổ sung hoàn chỉnh, làm rõ hơn cho những vấn đề dễ hiểu sai của học thuyết này. Vạn vật vô thường có nghĩa là mọi thứ đều luôn vận động biến đổi vô cùng, không có sự vật nào là trường tồn, bất biến, miên viễn. Do đó, mọi sự vật đều không phải là cái hằng thường, hay thực chất là không tồn tại. Đạo Phật chủ trương tu hành giác ngộ bản thể, trở về với cái hằng thường bất biến sẵn có trong mỗi con người, vượt ra khỏi cảm thức và ràng buộc về không gian và thời gian trong kiếp sống hiện tại.

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 34)