6. Cấu trúc luận văn:
2.2.2. Trạng thái “quên”
Ngoài trạng thái “vô ngôn”, còn xuất hiện nhiều lần trạng thái “quên”, tiêu biểu là trong thơ Huyền Quang:
“Dạ khí phân lương nhập họa bình Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh Trúc đường vong thích hương sơ tận
Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh” (Tảo thu)
(Khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ Cây trước sân xào xạc báo tiếng thu
Dưới mái tranh quên bẵng nén hương vừa tắt Mấy khóm cây cành giăng lưới vầng trăng sáng) (Thu sớm)
Nếu hơi đêm lạnh, tiếng cây lá thu nhắc nhở mọi người về sự trôi đi không ngừng của thời gian vô thủy vô chung thì trạng thái “quên bẵng nén hương vừa tắt” là một sự hòa nhập trọn vẹn giữa tâm hồn thiền gia với ánh trăng sáng đang tràn ngập cỏ cây, hoa lá.
Còn nhân vật “Ông chài” trong thơ của Không Lộ thì quên cả công việc đánh cá thường nhật của mình, quên cả thời gian “quá ngọ” mà thật sự hưởng sung sướng trong một giấc ngủ say tít, không người gọi:
“Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
Qúa ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền” (Ngư nhàn)(1)
(Ông chài ngủ tít không người gọi
Qúa trưa tỉnh dậy tuyết đã rơi đầy thuyền) (Cành nhàn của ông ngư)
Giấc ngủ ấy chỉ có thể có được ở những con người sống một cuộc đời lao động bình dị, hồn nhiên, thoát cả vòng bon chen danh lợi. Cảnh nhàn của ngư ông được thể hiện qua giấc ngủ ngon lành, tưởng như quên hết mọi sự đời. Đó là cái tâm nhàn đáng trọng. Câu thơ cuối bài là một tứ thơ độc đáo, kì diệu. Giấc ngủ của ngư ông kéo dài đến quá trưa mới tỉnh dậy, mới ngạc nhiên thấy con thuyền của mình đầy tuyết. Hình tượng “tuyết mãn thuyền” là một nét vẽ đặc sắc. Nhà thơ đã lấy ngoại cảnh mà phô diễn tâm cảnh của nhân vật trữ tình. Tuyết càng rơi nặng hạt, càng phủ đầy trắng xóa chiếc thuyền con bé nhỏ bao nhiêu thì cảnh nhàn của ông chài được
(1) Bài thơ này gần đây có ý kiến cho rằng không phải của Không Lộ mà của một nhà thơ Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề cũng chưa được khẳng định chắc chắn.
tô đậm lên bấy nhiêu. Ông nằm ngủ trong thuyền phủ đầy tuyết mà không thấy lạnh lẽo, cô đơn. Sự tác động mạnh của ngoại cảnh vẫn không ảnh hưởng đến những phút giây quí giá mà ông chài đã dành cho tâm hồn mình, cho cõi tâm linh mình. Cõi tâm linh ấy đã hòa nhập hoàn toàn vào bản thể tự nhiên của vũ trụ bao la. Một giấc ngủ rất sâu, rất ngon lành. Một khung cảnh tuyết rơi đầy thuyền mà không hề hay biết. Tất cả nói lên sự hòa điệu, một cảnh giới vô phân biệt. Ở đó, con người đã hòa nhập tâm hồn mình làm một với cảnh vật, thiên nhiên đã thanh lọc nơi con người tất cả những gì là thế tục, chỉ còn siêu thoát, tiêu dao. Nhập thế nhưng xuất thế, xuất thế nhưng vẫn không quên đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người trần thế.
Ông chài ở đây đã thật sự quên đời, quên thế tục, hay nói một cách chính xác hơn là quên hết những ưu phiền của thế sự. Đó cũng là “cái quên” mà Huyền Quang luôn tự nhắc nhở mình:
“Vong thân vong thế dĩ đô vong
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật Cúc hoa khai xứ tức trùng dương” (Cúc hoa, III)
(Quên mình, quên đời, đã quên tất cả Ngồi lâu trong hiu hắt mát lạnh cả giường Cuối năm ở trong núi không có lịch
Thấy hoa cúc nở, biết trùng dương) (Hoa cúc, III)
Nhà thơ không chỉ “quên” cả bản thân mình mà còn “quên” cả tháng ngày chỉ vì trong rừng “không có lịch”. Nhìn thiên nhiên biến đổi mà biết sự đổi thay của thời tiết: “Thấy hoa cúc nở, biết trùng dương”. Một khi con người hòa nhập vào đất trời thì thời gian nào có nghĩa lý gì. Còn nữa,“Trong gian nhà đá, ở lẫn cùng mây”,
nhà thơ sống tự tại, quên thời khắc, không bận tâm đến thời gian hiện thực của trần thế “Lò tàn, củi lụi, mặt trời lên đã ba cây sào”(1)