Thiên nhiên của cuộc sống hiện thực

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 89)

6. Cấu trúc luận văn:

3.1.1.Thiên nhiên của cuộc sống hiện thực

Trong Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học, Đặng Thai Mai đã nói rằng: “… Chỉ một việc các nhà sư tham gia chính trị hoặc giả chỉ việc các thầy tu

làm thơ thôi, tôi nghĩ rằng đó cũng là một điều không đúng với giáo chỉ Thích Ca

cho lắm, không đúng với giáo chỉ hư vô và tịch diệt” [14, 53]. Ý kiến trên cho thấy

nhà phê bình đã tỏ ra bất ngờ về việc các thiền sư không lo “trì giới và nhẫn nhục”(1), tụng kinh niệm phật, mà tâm hồn lại cất cánh, phiêu diêu trong những tứ thơ bay bổng.

Và càng bất ngờ hơn, những rung động tâm hồn thi sĩ ấy không neo đậu ở thế giới thiên nhiên của miền cực lạc, của cõi hư vô, của cảnh giới nhà Phật mà là thiên nhiên của cuộc sống thực nơi trần thế. Cũng là non nước, mây trời tươi đẹp nhưng nó là của vườn trần yên vui, tồn tại trên chính mặt đất này. Các thiền sư là những con người của “giáo chỉ hư vô và tịch diệt” nhưng không hề hướng đến một cảnh giới của cõi hư không mà tất cả những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đều “xuất phát từ một ấn tượng chân thật bắt nguồn từ những cảm giác sống”(2), có thật của hiện thực trần thế. Đúng như Đoàn Thị Thu Vân đã nhận xét “Con người ta không chú tâm đi tìm một Niết Bàn xa xôi mà đi tìm chân lý, hạnh phúc ngay chính trong lòng cuộc sống. Công quả của thiền sư không ở tu trì giới hạnh mà bằng những

đóng góp hữu ích cho con người, cho dân tộc” [41, 10].

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường, ở Châu Lạng mà nhà vua Trần Nhân Tông nhìn thấy là cảnh thực của quê hương đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị chứ nào phải đâu là cảnh mộng:

“Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền”

(Thiên Trường vãn vọng)

(Trong tiếng sáo, mục đồng lùa trâu về hết Từng đôi cò trắng liệng xuống đồng) (Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường)

“Cổ tự thê lương thu ái ngại

Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ”

(1) Trì giới và nhẫn nhục - Tuệ Trung; (2) Đặng Thai Mai, Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học – Thơ văn Lý – Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, HN, 1977.

(Lạng Châu vãn cảnh)

(Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu

Thuyền câu hiu quạnh, chuông chùa bắt đầu điểm) (Cảnh chiều ở Châu Lạng)

Cảnh sông nước trong “Phiếm chu”, “Ngư nhàn” là cảnh sông nước hữu tình của quê hương, đất nước chứ đâu phải là thế giới của bồng lai tiên cảnh:

“Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diễu mang

Sơn thanh thủy lục hựu thu quang” (Phiếm chu - Huyền Quang)

(Chiếc thuyền con lướt gió lênh đênh trên dòng sông bát ngát Non xanh, nước biếc, lại thêm ánh sáng mùa thu)

(Chơi thuyền)

“Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên

Nhất thôn tang giá,nhất thôn yên” (Ngư nhàn - Không Lộ)

(Muôn dặm sông xanh, muôn dặm trời Một vùng khói tỏi, một vùng dâu đay) (Cảnh nhàn của ông ngư)

Rồi hình ảnh của đôi bướm trắng, một đám mây chiều lướt bay,... đến những âm thanh rộn ràng của tiếng chim kêu, tiếng chuông chùa… đều là những hình ảnh tự nhiên của hiện thực cuộc sống quanh nhà thơ.

Ngay cả những hình tượng thiên nhiên muôn màu vẻ xuất hiện với tư cách là những biểu tượng cho một chân lý duy nhất cũng xuất phát từ những hình ảnh chân thực của cuộc sống, từ sự quan sát trực tiếp của con người với thế giới khách quan. Đó là khi thiền sư Viên Chiếu nhìn thấy:

Ly hạ trùng dương cúc

Chi đầu thục khí oanh” (Tham đồ hiển quyết)

Xuân ấm về, oanh náu đầu cành) (Chỉ rõ bí quyết đạo thiền cho môn đệ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc có khi là vang vọng của tiếng “vượn cô đơn” có thực nơi rừng thẳm mà Tuệ Trung trực tiếp nghe được từ giác quan của mình:

“Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu Thùy thính cô viên đề xứ thâm”

(Phỏng Tăng Điền đại sư - Tuệ Trung)

(Người đời hết thảy đều nhìn thấy nghìn non sáng sủa Nào ai hay tiếng vượn cô đơn kêu nơi rừng thẳm) (Thăm đại sư Tăng Điền)

Qua hình tượng thiên nhiên của cuộc sống thật này, các nhà thơ thiền muốn nhắn nhủ mọi người đừng nên quay lưng lại với cuộc đời, mà hãy tìm niềm vui thật sự trên chính mặt đất ta đang sống. Thiên nhiên của đất trời hay nói rộng ra là tất cả những gì tươi đẹp đều tồn tại xung quanh chúng ta, ngay trên chính cuộc đời này. Vậy thì cớ sao con người cứ muốn thoát ly vào một thế giới khác để lãng quên? Đến con người của văn học hiện đại, tuy văn minh hơn nhiều nhưng có lúc lại rơi vào bể tắc khổ đau đến mức diễn đạt thành lời cái ước vọng “lên trăng” rất thành thực của mình, như thi sĩ Tản Đà chẳng hạn:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi

Trần thế em nay chán nửa rồi Cung quế đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhắc lên chơi” (Muốn làm thằng cuội)

Hay với nhà thơ Huy Cận, dòng tràng giang thơ mộng ở Bến Chèm trong buổi chiều tà, cùng với những cảnh vật thiên nhiên của đất trời xung quanh vẫn không làm vơi đi nỗi buồn diệu vợi trong lòng. Không có hình ảnh của “khói sóng hoàng hôn” như trong thơ Thôi Hiệu đời Đường - “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” - nhưng nhà thơ vẫn thấy “nhớ nhà, nhớ quê hương” mặc dù đang đứng ngay trên chính quê hương của mình:

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Tràng giang)

Đó còn là một Thế Lữ, con người luôn muốn thoát lên tiên mà chiêm ngưỡng cảnh đẹp hư ảo, mơ hồ của thế giới bồng lai tiên cảnh:

“Tiên nga xõa tóc bên thềm Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu Mây hồng ngừng lại sau đèo

Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi” (Tiếng sáo thiên thai)

Khi thi nhân mang trong mình một nỗi sầu thời cuộc,một tâm trạng bi quan yếm thế thì thường tìm đến một thế giới hư ảo, không có thật để lãng quên và trốn tránh cuộc đời. Phật giáo cũng hướng con người đến thế giới của tịch diệt, hư vô nhưng trong những cảm nhận của các thiền sư thời Lý - Trần, những giáo lý ấy không phải là một cái gì gò gẫm, khô cứng trừu tượng mà trái lại là sự tổng hợp của những cảm giác nhẹ nhàng, sinh động và cụ thể. Dường như các thiền sư muốn chỉ cho mọi người thấy rằng chân lý không ở đâu xa mà ở ngay trong những sự vật bình thường luôn hiện hữu ở giữa cuộc đời này. Và cũng có lẽ những giáo lý mà các thiền sư tiếp thu được không phải là thứ giáo lý cao sâu, huyền bí, dẫn con người ta đến chỗ hủy diệt, hư vô hay lạc vào những suy tưởng siêu hình không lối thoát mà đó là những triết lý do các thiền sư tự mình chiêm nghiệm được bằng chính sự nhập thế tích cực của mình, để rồi thông qua sự đa dạng của cuộc đời thực mà thấu hiểu mọi ngóc ngách của tình đời và bừng sáng chân lý. Chính vì thế, tâm hồn nhạy cảm của các thiền sư mới bắt nhịp được với những biến thiên của tạo vật và những sinh hoạt đời thường của con người. Điều đó giải thích vì sao hình ảnh hoa lá, âm thanh và vẻ đẹp cuộc sống hiện thực trần thế vẫn luôn luôn vang động trong thơ của các thiền sư.

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 89)