Thiên nhiên thanh nhã, u tịch

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 107)

6. Cấu trúc luận văn:

3.2.3. Thiên nhiên thanh nhã, u tịch

Một đặc điểm nổi bật trong những vần thơ viết về thiên nhiên của các thiền sư là nét thanh nhã, u tịch nhưng đầy thơ mộng. Cảnh vật dưới mắt các thiền sư thường đạm bạc, không ồn ào rực rỡ mà gắn với những đường nét, màu sắc dịu dàng, gắn với cái lạnh lẽo, u tịch của cảnh chùa chiền và sự êm ả rộng thoáng của đồng quê. Một ngôi chùa cổ trong ráng chiều, một trai đường vắng sau giờ giảng kinh, một cảnh trời dần tối trên cánh đồng ở phủ Thiên Trường, cái u nhã cổ kính của núi Bảo Đài, một chiều thu ở động Vũ Lâm, một cảnh núi non tịch mịch ở sơn phòng… đều trở thành đối tượng cảm xúc của nhà thơ. Qua thực tế khảo sát 30 bài thơ trực tiếp miêu tả thiên nhiên, có thể thấy trong thơ thường hay xuất hiện nhiều

“…vật thể mang tính âm, thiên về tĩnh, nhẹ nhàng, uyển chuyển và tinh tế…”(1)như

hình ảnh khói sương (xuất hiện 4 lần) , ráng chiều (2 lần) và ánh trăng (10 lần). Tất cả tạo nên cái u nhã tịch liêu, đôi lúc dường như man mác buồn của cảnh vật thiên nhiên, nhưng luôn trong sáng và dạt dào những cảm xúc bên trong.

Về âm thanh, đặc biệt là tiếng chuông chùa xuất hiện dày đặc (5/30 bài thơ) đã để lại một ấn tượng khó phai mờ trong tâm hồn nhà thơ cũng như tâm trí người đọc. Âm thanh ấy vang vọng trong không gian vũ trụ bao la tạo nên một cảm giác

(1) Đoàn Thị Thu Vân(2007),Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh

buồn vắng và hiu quạnh. Ngắm cảnh chiều ở Châu Lạng, giữa cái buồn buồn của sương thu lá đỏ, ta cũng nghe vẳng một hồi chuông lan tỏa:

“Cổ tự thê lương thu ái ngại Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ”

(Lạng Châu vãn cảnh - Trần Nhân Tông) (Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu Thuyền câu hiu quạnh, chuông chùa bắt đầu điểm) (Cảnh chiều ở Châu Lạng)

Trong cảnh mùa thu ở Vũ Lâm, xa xa văng vẳng tiếng chuông ngân làm lan tỏa cái tĩnh lặng êm đềm của mây nước và để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh mùa thu trong những chiếc lá đỏ nhẹ nhàng rơi:

Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc Thấp vân như mộng viễn chung thanh” (Vũ Lâm thu vãn – Trần Nhân Tông)

(Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi

Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vẳng)

(Chiều thu ở Vũ Lâm)

Nơi hồ Động Thiên, có tiếng chuông thỉnh thoảng vang lên giữa tầng không để điểm thêm ý vị khi hoa cỏ đã kém vẻ xuân tươi:

“Thái thanh thì nhất chung”

(Động Thiên hồ thượng - Trần Nhân Tông)

(Thỉnh thoảng điểm một tiếng chuông giữa tầng biếc) (Trên hồ Động Thiên)

Khung cảnh chùa Diên Hựu thanh vắng, u tịch càng làm nổi bật tiếng chuông trong đêm thu:

“Thượng phương thu dạ nhất chung lan” (Đêm thu trên chùa một tiếng chuông đã tàn)

Âm thanh tiếng chuông không chỉ gợi lên cảnh thiên nhiên u tịch mà còn mang lại cảm giác về sự thanh bình trên quê hương đất Việt. Nếu như tiếng đại bác đêm đêm

được xem là âm thanh đặc tả quê hương thời ly loạn thì sự xuất hiện của một tiếng chuông chùa mang cảm giác bình yên đến cho mọi người, là một giai điệu đẹp của thưở thái bình.

Cảnh thiên nhiên u tịch đôi khi cũng được khuấy động bởi âm thanh nào đó. Có khi là một tiếng ve, một tiếng chim hót chậm rãi trong khóm hoa hoặc tiếng chày đập vải mơ hồ đâu đó…Trong nhiều trường hợp còn bất ngờ xuất hiện những hình ảnh mang tính chất điểm xuyết như: hình ảnh đàn cò trắng đang hạ cánh xuống đồng, một đôi bướm trắng phấp phới bay tới hoa, một bóng mây chiều nhẹ lướt trên thềm… Qua thực tế khảo sát 30 bài thơ trực tiếp miêu tả thiên nhiên, những âm thanh thường xuất hiện là: tiếng chim (4 lần), tiếng sóng nước (3 lần), tiếng sáo (2 lần), tiếng ve (2 lần), tiếng gió thổi (5) … nhưng tất cả cũng không làm cho cảnh vật rộn ràng hơn, nó chỉ làm tăng sự sống động cho bức tranh thiên nhiên mà thôi.

Về thời gian, hai khoảng thời gian thường thấy trong thơ là buổi chiều (6 lần) và ban đêm, nhất là đêm thu (13 lần). Đây cũng là những yếu tố góp phần làm tăng lên cái tịch mịch và tĩnh lặng của cảnh vật thiên nhiên.

Đi vào từng bài thơ cụ thể, ta càng cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp thiên nhiên thanh nhã, u tịch này như trong thơ Trần Nhân Tông chẳng hạn:

“Cổ tự thê lương thu ái ngại Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ Thủy minh, sơn tình, bạch âu quá Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ” (Lạng Châu vãn cảnh - Trần Nhân Tông) (Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu Thuyền câu hiu quạnh, chuông chùa bắt đầu điểm Nước trong, núi lặng, chim âu trắng bay qua

Gió im, mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ)

(Cảnh chiều ở Châu Lạng)

Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu gợi lên vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hư ảo. Hình ảnh chiếc thuyền câu trên mặt nước không hề chuyển động làm tăng thêm cái

tịch mịch quạnh hiu. Cảnh vật chìm trong sự im lặng mà tiếng chuông chùa ngân lên như thêm tan hòa vào không gian vô tận chứ không thể phá tan sự yên tĩnh của đất trời. Cảnh được vẽ nên bởi những đường nét tĩnh“nước trong núi lặng” và động

“chim âu trắng bay qua”, “mây nhởn nhơ” nhưng nhìn chung toàn bộ bức tranh vẫn là cái tĩnh lặng làm chủ. Dù vậy, cảnh chiều ở Lạng Châu không hề gợi lên sự buồn bã, thê lương mà nó thể hiện được cái tâm bình lặng, an nhiên hòa vào cảnh vật của con người.

Dường như một tâm trạng cô liêu nào đó đã khiến cho nhà thơ hoàn toàn “nhập thân” vào những cảnh vật thường là tĩnh lặng:

Hoa tận vũ tình sơn tịch mịch Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn”

(Sơn phòng mạn hứng)

(Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non tịch mịch Một tiếng chim kêu, lại cảnh xuân tàn)

(Mạn hứng ở sơn phòng)

Có thể gặp đâu đó trong thơ của Trần Nhân Tông cả một không gian thấm đẫm vẻ trầm mặc, cổ kính. Một không gian chùa chiền với chỉ một tiếng ve lay động như vọng cùng sâu thẳm của tâm linh con người:

“Lão dung ảnh lý tăng quan bế Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường” (Đề Phổ Minh tự thủy tạ)

(Dưới bóng đa già, cổng chùa đóng im ỉm

Một tiếng ve đầu tiên, tứ thu man mác)

(Đề nhà thủy tạ chùa Phổ Minh)

Vừa bước vào thế giới của bài thơ ta đã cảm nhận được mùi thơm ngào ngạt của “nghìn nén hương” mới thắp xong, không gian của nhà thủy tạ như được mở rộng ra bát ngát theo sự lan tỏa của hương thơm. Bên dưới là dòng nước mới dâng lên không lạnh lắm. Nhà thơ không nhìn cảnh bằng đôi mắt thực tả nữa mà cảm nhận nó qua một lăng kính khác để thấy bên trong bóng đa già cổng chùa đã đóng kín.

Đâu đó vang lên một tiếng ve đầu tiên gợi tứ thu man mác. Cái đặc biệt của bài thơ này là cảnh vật đã được cảm nhận bằng tất cả các giác quan khứu giác, xúc giác, thị giác, thính giác và bằng cả tâm hồn mẫn cảm của nhà thơ.

Trong một bài thơ khác, tâm hồn nhà thơ lại đồng điệu cùng khung cảnh mùa thu huyền diệu với núi non tịch mịch, làn nước trong trẻo, vệt nắng ban chiều và tiếng chuông chùa xa vắng:

“Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành Nhất mạt tà dương thủy nguyệt minh” Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc Thấp vân như mộng viễn chung thanh” (Vũ Lâm thu vãn)

(Chiếc cầu chạm vẽ đảo vắt ngang dòng suối,

Một vệt nắng chiều rực sáng bên ngoài ngấn nước. Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi,

Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vắng). ( Chiều thu ở Vũ Lâm)

Còn gì thi vị và xinh xắn hơn hình ảnh phản chiếu dưới nước của chiếc cầu nhỏ bắc ngang qua dòng suối, nơi lấp lánh một vệt nắng chiều tà. Xung quanh núi non lặng như tờ và lá đỏ mùa thu cứ nhè nhẹ buông rơi theo thời gian.

Cảnh một buổi chớm xuân trên núi Bảo Đài cũng để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc bâng khuâng khó tả. Tuy là mùa xuân nhưng không có nét rộn ràng của bướm bay đến bên hoa như ở bài Xuân hiểu mà không gian ở đây thật trầm lắng, tịch liêu.

(Đất hẻo lánh, đài thêm cổ kính Theo thời tiết, mùa xuân về chưa lâu. Núi mây như xa, như gần,

Ngõ hoa nửa rợp nửa nắng. Muôn việc như nước tuôn nước, Trăm năm lòng lại nhủ lòng.

Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc, Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực)

(Lên núi Bảo Đài)

Cảnh trí thiên nhiên vào lúc chớm xuân trên núi Bảo Đài với đền đài cổ kính trên núi cao vắng vẻ, mây bồng bềnh quyện vào núi như xa như gần, lối đi nở đầy hoa nửa sáng nửa tối thật lung linh huyền ảo. Tài miêu tả của nhà thơ đạt đến mức “thi trung hữu họa”.

Khung cảnh thiên nhiên trong thơ Huyền Quang thường rất tĩnh lặng, chủ yếu là ban đêm (nhất là đêm thu):

Dạ khí phân lương nhập họa bình

Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh” (Tảo thu)

(Khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ Cây trước sân xào xạc báo tiếng thu) (Thu sớm)

“Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha

Sơn vũ thiên nhiên chẩm lục la” (Sơn vũ)

(Đêm khuya, gió thu sịch động bức rèm

Nhà núi đìu hiu gối đầu vào lùm dây leo xanh biếc) (Nhà trong núi)

“Thượng phương thu dạ nhất chung lan

Nguyệt sắc như ba phong thụ đan” (Diên Hựu tự)

(Đêm thu trên chùa một tiếng chuông đã tàn Ánh trăng như sóng, cây phong lá đỏ)

(Chùa Diên Hựu)

Còn cảnh vật thiên nhiên trong thơ của Trần QuangTriều:

Lâm u thiền vận trường Vũ thu thiên nhất bích

Trì tịnh nguyệt phân lương(…)” (Đề Gia Lâm tự)

Xuân muộn, dáng hoa mỏng manh Rừng sâu tiếng ve ngân dài

Mưa tạnh, trời xanh biếc một màu Ao trong, trăng mát lạnh tỏa xuống) (Viếng chùa Gia Lâm)

Mỗi một hình ảnh thiên nhiên đều gắn với những tính từ mang những sắc thái khác nhau: xuân - muộn, hoa - mỏng manh, tiếng ve - ngân dài, mưa - tạnh, trời - xanh biếc một màu, ao - trong, trăng - mát dịu…nhưng tất cả đều gặp nhau trong một trường cảm nhận chung của con người. Đó là cảnh sắc thiên nhiên thanh nhã, u tịch nhưng không kém phần thơ mộng.

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)