Con người với chân tâm trong sáng vô biên

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 65)

6. Cấu trúc luận văn:

2.3.1. Con người với chân tâm trong sáng vô biên

Vẻ đẹp tự thân của con người trước hết thể hiện ở cái chân tâm trong sáng vô biên, không vướng bận. Đây cũng chính là tiềm lực nội tại, làm gốc rễ để con người có thể khẳng định sự có mặt của mình trên cõi đời này.

2.3.1.1. Như trên đã nói, dưới cái nhìn của Thiền tông, mọi phạm trù của nhân sinh, sự sống đều là hư ảo vô thường. Con người với tư cách là một động vật bậc cao, có ý thức cũng được nhìn nhận như một hiện tượng có sinh, có diệt. Nói về tấm thân hư ảo của đời người, các nhà thơ thiền đã dành một mối quan tâm đặc biệt. Hình ảnh này xuất hiện với một tần suất khá cao (16 lần trong tổng số 192 bài thơ thiền dùng để khảo sát) đã dẫn đến kết luận: con người trong thơ thiền là “con người tứ đại”. Theo quan niệm của nhà Phật, con người này là do bốn yếu tố vật chất xung khắc nhau trong bản chất mà tạo thành. Đó là “Đất, Nước, Lửa và Gió”, nên thân xác con người không ổn định. Đề cập đến sự vô thường của xác thân con người, các nhà thơ thiền còn nhằm mục đích cao cả hơn. Đó chính là muốn hướng mọi người nhận thức rõ “con người thật không địa vị” có sẵn trong mỗi con người. Đấy cũng là cái “chân tâm, Phật tính”. Ở đây, đã xuất hiện một quan điểm là “Phật tại tâm”. Đây cũng là đặc trưng tư tưởng của Phật giáo nhà Trần, thể hiện xuyên suốt từ Trần Thái Tông đến Trần Nhân Tông. Khi Trần Thái Tông bỏ ngai vàng lên núi, gặp thiền sư Viên Chứng để cầu đạo, cầu làm Phật, thiền sư đã trả lời: “Trong núi vốn không có Phật. Lòng lặng lẽ mà hiểu. Đó chính là chân Phật”(1). Trần Nhân Tông ở hội thứ năm của “Cư trần lạc đạo phú” cũng nói rằng:

“Nhân khuây bổn nên ta tìm bụt

Đến cốc hay chỉn bụt là ta”

Cũng xuất phát từ quan điểm “Phật tại tâm” này, ta có lời dạy tiếp theo của Đức Thế Tôn “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính” (Tất cả chúng sinh đều có tính Phật). Như vậy, “Phật tính” cũng không phải là một cái gì cao xa, kì bí mà trái lại nó rất

phổ biến, nó có trong tất cả mọi người, tất cả mọi vật như có lần nhà sư Viên Chiếu đã đánh thức đồ đệ của mình:

Ly hạ trùng dương cúc

Chi đầu thục khí oanh” (Tham đồ hiển quyết)

(Trùng dương đến, cúc vàng dưới giậu Xuân ấm về, oanh náu đầu cành)

(Chỉ rõ bí quyết đạo Thiền cho môn đệ)

Ấy thế mà người đời hay bị lệ thuộc vào những qui ước, lễ nghi đầy thành kiến, khắt khe, đã không hiểu được. Điều đó cản trở rất nhiều cho sự phát triển của trí tuệ và lòng yêu cuộc sống khiến cho người ta trở nên là những kẻ cố chấp, máy móc, chỉ chăm chăm tu hành trì giới để lên Niết bàn mà không biết rằng:

“Hà sa cảnh thị bồ đề đạo

Nghĩ hướng bồ đề cách vạn tầm”

(Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn - Kiều Trí Huyền)

(Khắp những thế giới nhiều như cát sông Hằng chỗ nào cũng

là nhà Phật

Thế mà lại tưởng rằng đi đến cõi Phật còn phải mất hàng vạn tầm).

(Trả lời Từ Đạo Hạnh hỏi về chân tâm)

Trong một tác phẩm khác, Tuệ Trung cũng đã khẳng định:

“Phật dữ chúng sinh đô nhất diện

(Phàm Thánh bất dị)

(Phật và chúng sinh đều cùng một bộ mặt). (Phàm thánh chẳng có gì khác nhau)

Thế nên mọi sự tìm kiếm “Ông Phật bên ngoài” sẽ là nỗ lực dã tràng xe cát, là việc truy tìm lông rùa, sừng thỏ. Muốn tìm Phật thì hãy hướng vào bên trong mình mà cầu tìm Phật, hay nói đúng hơn nhận chân mình chính là Phật rồi thì chẳng cần phải

tìm kiếm thần thông, trí tuệ, giải thoát hay những mẫu hình lý tưởng của mình là thần tiên, La Hán, Bồ Tát hay Phật Đà nữa:

“Thùy phọc cánh tương cầu giải thoát Bất phàm hà tất mịch thần tiên”.

(Sơn phòng mạn hứng, I - Trần Nhân Tông)

(Ai trói buộc mà phải tìm phương giải thoát Phẩm cách chẳng phàm tục cần gì thần tiên) (Mạn hứng ở Sơn Phòng, I)

Nhưng mục đích có phải chỉ đơn giản như vậy hay không? Thực tế đời sống đã cho thấy, con người trên trần thế thường bị “lục tặc” quấy nhiễu nên không ít người say sưa sống trong vọng tưởng đảo điên, chạy theo trần cảnh miên man không dứt như danh vọng, tiền tài… mà không hiểu được hạnh phúc thật sự của đời người là gì? Sự lầm lạc này cũng được các thiền sư cảm nhận thật sâu sắc:

“Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách Nhật viễn gia hương vạn lý trình” (Phổ thuyết tứ sơn - Trần Thái Tông) (Mãi mãi làm khách phong trần trôi dạt

Ngày càng xa quê hương muôn vạn dặm đường) (Nói rộng về bốn núi)

Thật vậy, con người càng rong ruổi, càng tìm kiếm thì càng thấy chưa đủ vì bản chất của sự tìm kiếm là cảm giác thiếu vắng, là khát khao. Điều đó dẫn đến lòng tham không đáy của con người. Vì thế, sự ra đời của quan điểm “Phật tại tâm”, “Phật và chúng sinh không khác” cũng là một trong những giá trị nhân sinh cao nhất mà các thiền sư qua những sáng tác thơ văn của mình đã để lại cho đời. Nó cung cấp cho mọi người một lý tưởng sống đẹp, cao quý ở chỗ: Nếu con người chấp nhận quan điểm này, thì khi thể nhập vào trong cuộc sống, họ có thể hiểu và hành động theo bản tâm chân thật của mình, đạt được mục đích là đem lại các giá trị hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Bên cạnh đó, một quan điểm về đức Phật như thế sẽ tạo ra cái nhìn mới về bản chất bình đẳng của con người. Mọi người đều như

nhau, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn, giàu nghèo, nam nữ… vì họ đều có khả năng thành “Phật” ở đời. Nó sẽ tạo ra sự đồng cảm, giúp con người không còn tự ti, mặc cảm mà tích cực hoàn thiện nhân cách cá nhân và sẵn sàng đóng góp cho đời, cho đạo. Mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống đối với mỗi cá nhân hiện hữu đều được nhìn nhận trên cơ sở bình đẳng. Từ đó, người ta dễ dàng thông cảm, sẻ chia và đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận một vấn đề và cùng nhau có một hướng giải quyết tốt nhất mà không có một thế lực nào chi phối cả. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội như thời đại Lý - Trần, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, con người đang rất cần những tình cảm nhân ái chan hòa để bù đắp và sưởi ấm, rất cần tình đoàn kết, tương thân tương ái của cả dân tộc để cùng nhau tiếp tục chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước thì một quan điểm như thế sẽ rất có giá trị. Thực tế lịch sử chứng minh, quan niệm nhân sinh này giúp những nhà cầm quyền có lòng vị tha, độ lượng khoan dung, thương dân như con đỏ. Đó chính là kết quả mà giáo lý Phật đà đã hun đúc nên. Xét trong triều đại nhà Lý, sử gia Hoàng Xuân Hãn cũng rất khách quan khi nhận định rằng: “Sau các đời vua hung hãn Đinh, Lê, ta thấy xuất hiện những nhà cầm quyền có độ lượng khoan hồng, những người giúp việc ít tham lam phản bạn. Đời Lý có thể coi là đời thuần từ nhất trong lịch sử nước

ta. Đó chính là nhờ ảnh hưởng của đạo Phật.”(1)Cũng chính vì chưa phải chịu sự

ràng buộc hà khắc của Nho giáo và chưa có những “đường hào ngăn cách” (Đặng Thai Mai) giữa cung điện của nhà vua và làng mạc của người dân nên con người trong thời đại này sống rất vui tươi và hạnh phúc “Khi vua cày ruộng, quan trồng lúa. Công chúa trồng dâu và dệt tơ” (Vũ Quần Phương) với bổn phận của mình trong buổi đầu dựng nước.

Mang ý nghĩa cao cả đó, các thiền sư luôn mong muốn con người hãy trở về với chính mình, tìm lại chân tâm. Điều đó ai cũng có thể làm được vì nó ngay trong tâm của mỗi người nên nó có trong tất cả mọi người. Đó chính là “Của báu trong nhà tìm đâu nữa”(2)của Trần Nhân Tông, là lời kêu gọi của Trần Thái Tông “Trong

(1) Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt,NXB Văn học, HN, 1995

(1) Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông; (2) Niêm tụng kệ – Trần Thái Tông; (3) Phổ thuyết tứ sơn – Trần Thái Tông; (4) Phật tâm ca - Tuệ Trung. (5) Phổ thuyết phát bồ đề tâm – Trần Thái Tông

nhà của báu có không hay”(2); “Mau sớm rời xa cõi ma quỉ; Hồi tâm về đạo nuôi dưỡng thiên chân”(3). Mạnh mẽ và quyết liệt hơn là lời đốn tỉnh của Tuệ Trung:

“Bỏ vọng tâm Tìm chân tính.

Giống như người đi tìm bóng mà quên gương

Không biết rằng bóng từ trong gương mà ra”(4)

Tất cả đã trở thành một niềm ám ảnh, một khát vọng thiết tha của các thiền sư. Họ cứ mãi kêu gọi, cảnh tỉnh mọi người cho dù hoàn cảnh nào đi chăng nữa, cũng đừng có đánh mất chính mình, hãy tin tưởng vào chân tâm của mỗi con người vì: “Nơi nơi dương liễu xanh đều có thể buộc ngựa; Nhà nhà đều có con đường đi đến Trường Yên”(5). Điều đó lý giải vì sao mà hình tượng “con người thật không địa vị” cứ xuất hiện lặp đi lặp lại trong những trang viết của các thiền sư. Có khi là hình tượng “nương sinh diện” (khuôn mặt mẹ) trong thơ của Trần Thái Tông; có khi là hình tượng “chân diện mục” (khuôn mặt thật), là “đồng tử” (trẻ thơ) của Tuệ Trung; là “vô vị chân nhân” (con người thật không địa vị), “đông hoàng diện” (bộ mặt chúa xuân) của Trần Nhân Tông; là “bản lai nhân” (người thưở xưa) của Trần Minh Tông; là “diệu thể” (thể vi diệu) của Đạo Huệ; là “tự tại nhân” (con người tự do tự tại) của Hiện Quang; là “nhất chủng tâm” (một loại tâm), “nhàn tăng” (sư nhàn) của Huyền Quang.

“Chân tâm” trong mỗi một con người không chỉ có giá trị như là “của báu” mà đó còn là “hạt ngọc” như trong bài “Thất châu”:

“Nhân nhân tận thất châu Phú nhân hữu câu tử Bộ hành bất kỵ câu” (Đạo Hạnh)

(Trên cõi đời này người nào người nấy đều đánh mất hạt ngọc của mình

Như anh nhà giàu có con ngựa quí Lại đi bộ mà không cưỡi ngựa)

(Mất hạt châu)

Những câu thơ đọc lên như một sự ghi nhận dung dị nhưng mang ý nghĩa tư tưởng thật sâu sắc. Các thiền gia ví “chân tâm” trong sáng của con người như là “ngọc báu”. Mỗi một con người đều có một “chân tâm”, tức mang ngọc báu trong mình, nhưng lại không biết đem ra dùng, cũng như “Phật tính” sẵn có trong mỗi chúng sinh mà không biết trau dồi, tu sửa để lâu ngày bị bụi trần che lấp đến nỗi phải vất vả kiếm tìm, hay nói như dân gian: “Phật nhà không cầu, đi cầu Phật Thích Ca ngoài đường”. Trong tác phẩm “Thọ ký” của kinh Diệu pháp liên hoa, cũng nói đến “viên ngọc” trong chéo áo. Tuy nhiên, “ngọc báu” trong chéo áo ở phẩm này mới chỉ là “Phật tính”, cái mầm giác ngộ hay khả tính thành Phật chứ chưa phải là Phật. Nói như nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi: “Phật không phải chỉ là ở trong tâm

người mà chính là người Phật”(1). Nói một cách dễ hiểu hơn, con người thật của

chúng ta là Phật. Còn con người chúng ta tưởng là Phật với cái tâm tham, sân, si là con người giả, cái ta giả. Vấn đề tu hành là không phải đi tìm một người nào khác mà là bỏ người giả, cái ta giả để trở về với cái ta thật, con người thật của chúng ta. Sự giác ngộ, đạt đạo phải nên được thực hiện ngay trong cuộc đời này bởi vì thành Phật không có con đường nào khác là nhận chân con người thật của mình chính là Phật “Phật thành đạo là tu thành người” (Trụ Vũ - Phật thành Đạo).

Nhưng qua đây, ta cũng thấy rằng, một lối sống thiền mà các thiền sư đề xuất tuy không có gì cao siêu, huyền bí, thật đơn giản nhưng thực ra không giản đơn chút nào. Nói “Phật tại tâm” rất dễ vì ai cũng có thể thành Phật được nhưng đây là con đường đấu tranh đầy cam go và gian khổ nhất ở trong bản thân con người. Dù biết rằng mỗi người đều có sẵn một hạt nhân Phật ấy là “Phật tánh” nhưng bên cạnh đó, con người còn mang cả những yếu tố bất toàn là tham, sân, si. Hướng nội vì thế là cuộc đấu tranh âm thầm mà khốc liệt, gay gắt, đầy cam go và gian khổ ở mỗi con người, ở bản thân mỗi người mà con người phải luôn đấu tranh, luôn bản lĩnh mới đạt được chân lý đó để tự mình hoàn thiện và tốt lên. Điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Nó hiện hữu ngay trong chính bản

thân mỗi người mà cũng là cái mà con người phải vất vả đấu tranh mới đạt được để tìm thấy giá trị thật sự của sự sống.

2.3.1.2. Trở lại những trang thơ của các thiền sư thời Lý - Trần, ta bắt gặp hình tượng của những con người với chân tâm trong sáng vô biên, không vướng bận vào bất cứ cái gì trong cuộc sống mà sinh ra “nhị kiến”. Đó chính là lời tự hào của Tịnh Không:

“Nhật nhật khứ hoạch hòa Thời thời không thương lẫm” (Nhất nhật hội chứng)

(Ngày ngày gặt lúa trên đồng

Mà kho đụn vẫn thường không có gì) (Một buổi họp mặt học trò)

Sư Huyền Quang cũng thông qua việc cảm nhận một hình ảnh của thiên nhiên mà nói lên “sự yên tĩnh” thật sự trong tâm hồn:

Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến Cùng thanh tức tức vị thùy đa” (Sơn vũ)

(Thôi rồi, lòng ta đã hoàn toàn yên tĩnh Tiếng dế vì ai mà rầu rĩ mãi)

(Nhà trong núi)

Để đạt được mục tiêu là cái tâm trống không “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, không để cho vật gì bám được vào như “gương sáng vốn không đài”,con người trong thơ luôn sống tự do với một tinh thần phá chấp triệt để. Các nhà thơ kịch liệt đã kích vào cái nhìn nhị nguyên phân biệt tốt - xấu, phàm - thánh, mê - ngộ, niết bàn - địa ngục…, cho đây là “vọng kiến”, là vòng dây con người tự buộc lấy mình để cứ mãi vất vả, phấn đấu để trở thành cái này mà không trở thành cái kia và mãi đau khổ vì không bao giờ thực hiện được như ý muốn. Nói như thế không có nghĩa là Thiền tông triệt tiêu khả năng phấn đấu, ý chí tiến thủ của con người. Vấn đề ở đây là để đạt được mục đích chân chính, để đạt đến tự do, con người cần thoát khỏi

mọi lệ thuộc vào quy ước, giáo điều có sẵn, phải có bản lĩnh tìm thấy cách sống, hành động phù hợp với mình.

Tinh thần phá chấp triệt để trước hết đòi hỏi con người phải cảnh giác cả với giáo lý kinh điển của Phật, của Tổ:

“Học giả phân phân bất nại hà Đồ tương linh đích khổ tương ma

Báo quân hưu ỷ tha môn hộ

Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa” (Thị học - Tuệ Trung)

(Người học đạo rối bời chẳng biết làm sao Luống công đem viên gạch mài vào nhau khổ sở

Báo cho anh biết đừng có dựa vào cổng nhà người khác Chỉ một chấm lóe mùa xuân vừa xuất hiện thì khắp chốn đều nở hoa)

(Gợi bảo người học đạo)

Ni sư Diệu Nhân khi bàn về vấn đề: “Sinh, lão, bệnh, tử” cũng đã chỉ ra:

“Mê chi cầu Phật Hoặc chi cầu Thiền Thiền Phật bất cầu

Đỗ khẩu vô nghiên

(Mê chi cầu Phật Hoặc chi cầu Thiền Thiền Phật chẳng cầu Mím miệng lặng yên) (Sinh lão bệnh tử)

Như vậy, Ni sư Diệu Nhân đã phản đối việc ỷ lại vào Phật và Thiền. Con người ta không thể đem cái ngoài mình để giải thoát cho mình bởi nhiều lúc “tưởng là cởi dây trói buộc chính là thêm rợ chằng vào”, nghĩa là chuốc thêm phiền toái vì tất cả những biện pháp như trì giới, tụng kinh, nhập định… chỉ là phương tiện của đạo

phật “dùng ngón tay chỉ mặt trăng”. Nó cần thiết cho con người lúc chưa giác ngộ nhưng khi giác ngộ rồi thì con người không cần vướng mắc vào nó nữa, cũng như “Qua sông phải dùng đò, đến bến bỏ thuyền ghe”(1)

.

Không bị trói buộc vào những giáo điều có sẵn, con người trong thơ thiền cũng không bận tâm vào danh lợi, địa vị, sống rất thanh bạch và giản dị. Đó là khi Huyền Quang coi “Thế sự hiu hiu gió thổi qua” mà “lấy chốn thiền lâm làm cửa

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)