6. Cấu trúc luận văn:
3.1.3. Thiên nhiên trên quê hương, đất nước
Vẻ đẹp ấy phải chăng cũng chính là cái “hồn quê” của dân tộc mà các thiền sư luôn luôn gìn giữ, coi trọng và biểu đạt thành lời trong những vần thơ trong sáng viết về thiên nhiên. Đó không phải là thiên nhiên chung chung mà là thiên nhiên của đất nước, của quê hương Việt Nam. Từ một cảnh sớm mùa xuân với đôi bướm trắng đến cảnh mùa hè với tiếng ve kêu rộn trời chiều; từ cảnh trăng nơi chiều vắng am
thanh đến cảnh trăng nơi cung cấm…, từ những cảnh trí của đất nước khi thái bình (Hạnh Thiên Trường hành cung) đến buổi chiều nửa hư nửa thực ở thôn quê nơi phủ Thiên Trường (Thiên Trường vãn vọng) v.v…, tất cả đều toát lên một cái gì gần gũi, thân thương với con người của dân tộc Việt .
Quê hương hiện rõ dần qua từng triều đại. Bắt đầu từ Trần Thái Tông, ta bắt gặp cảnh “nguyệt rụng bến sông dài”(1) (nguyệt lạc tràng giang dạ kỷ canh), cảnh “ánh trăng lạnh cùng khắp chốn”(2) (nhất đạo thiềm quang đại địa hàn) … Đến Trần Thánh Tông, cảnh vật sống động hơn với “Điểu tán lạc sơn hoa”(3) (chim liệng rụng hoa rừng), với “Vạn tử thiên hồng không lạn mạn”(4) (muôn vạn đóa hồng phơi rỡ rỡ), với “Vạn điệp bạch vân già cố trạch”(2) (mây trắng muôn trùng che mái cũ), hay “Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu”(2) (nước ngậm trời thu nước cũng thu) và đến Trần Nhân Tông, vẻ đẹp của quê hương đất nước trở nên đậm đặc hơn bao giờ hết. Cũng qua đây, con người thiền muốn nhẳn nhủ đến chúng ta dù có đi bất cứ đâu và làm gì, hãy luôn gìn giữ “cái hồn quê dân tộc” của mình” vì đất nước có phồn vinh hay không, triều đình có thịnh trị hay không, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của chân bùn tay lấm với mùi thơm của đất, màu thẳm của trời và sự trong sáng của cõi tâm con người Việt Nam.