Thái độ an nhiên, tự tại của con người vì hiểu được quy luật cuộc sống,

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 46)

6. Cấu trúc luận văn:

2.1.3. Thái độ an nhiên, tự tại của con người vì hiểu được quy luật cuộc sống,

nhân sinh

Cuộc đời là hư ảo, đó là một thực tế ai mà không buồn nhưng tiếp nhận thực tế ấy như thế nào để thoát khỏi tâm lý bi quan yếm thế thì không phải ai cũng làm được.

Đến Xuân Diệu, một nhà thơ hiện đại của một thế kỷ hiện đại, đã từng được mệnh danh là “Nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), lúc nào cũng ham sống với một triết lý vội vàng, hối hả nhưng khi đối diện với thực tế hữu hạn của đời người thì không tránh khỏi sự buồn bã, lo âu, thậm chí nhìn thấy cả sự tàn phai, hủy diệt ngay trong mầm của cái khởi đầu, mới đến:

Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” (Vội vàng)

Còn các nhà thơ thiền của chúng ta, những con người của một nền văn học cổ, sống cách xa thời đại ngày nay nhiều thế kỷ nhưng lại mang trong mình những nguồn tư tưởng dào dạt sức sống. Đó là gì nếu không phải là tinh thần lạc quan - tích cực, một phong cách bình thản - tin tưởng đối với cuộc sống, đối với con người. Đặng Thai Mai trong “Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học”, gọi đó là giá trị nhân sinh - giá trị của sự sống. Ông viết “Một trong những đặc sắc Việt Nam trong thơ của thời đại này chính là quan niệm nhân sinh trong thơ của người xưa. Qua thơ của thời đại, điều người đọc để ý trước tiên là thái độ lạc quan, tích cực trước

cuộc sống” [14, 40] Ông nói tiếp: “Con người trong thời đại này quả là một con

người biết sống, một đời sống tích cực, vui vẻ, cởi mở, phong phú, rộng rãi, sâu sắc” [14, 42]. Thật vậy, con người trong thơ không chỉ nhận ra quy luật mà còn chấp nhận quy luật và sống thuận theo quy luật, mà đã là quy luật rồi thì không nên phí thời giờ tìm hiểu, thắc mắc, không nên mất tự chủ vì nó. Trần Nhân Tông nhắc nhở mọi người:

Vấn trước Đông quân tổng bất tri” (Sư đệ vấn đáp)

(Hoa tự nở, tự tàn theo thời tiết

Đừng có hỏi chúa xuân cũng không biết) (Thầy trò hỏi đáp)

Giác Hải cũng khuyên mọi người:

“Xuân lai hoa điệp thiện tri thì Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ Hoa điệp bản lai giai thị huyễn Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì” (Hoa điệp)

(Xuân sang hoa bướm khéo quen với thời tiết

Hoa và bướm cũng cần phải thích ứng với kỳ hạn của chúng Nhưng hoa bướm vốn dĩ đều là hư ảo

Chớ nên bận tâm về hoa bướm)

(Hoa và bướm)

Sức sống của cây cỏ nói riêng và thế giới sự vật nói chung đem đến những màu sắc rực rỡ, tô thắm cho cuộc đời nhưng tất cả đều suy biến và tàn phai. Nguyễn Trãi cũng đã từng chiêm nghiệm: “Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi” bởi vì tất cả đều đi ra từ cái bản thể, xuất phát từ một nguồn cội và phải trở về với cái cội nguồn ban đầu của nó:

“Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân”

(Đáp đệ tử diệu đạo chi vấn – Chân Không) (Xuân lại xuân đi ngỡ rằng xuân đã hết Hoa rụng, hoa nở vẫn chỉ là mùa xuân ấy) (Trả lời đồ đệ hỏi về diệu đạo)

Nhận ra tất cả chỉ là biểu hiện của sắc tướng mà cũng là “bộ mặt thật” của chúa xuân, nhà vua Trần Nhân Tông mới có được cái an nhiên, tự tại, không để vẻ đẹp rộn ràng của mùa xuân làm vướng bận tâm hồn:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Nhất xuân tâm tại bách hoa trung Như kim khám phá đông hoàng diện

Thiền bản bồ đề khán trụy hồng

(Xuân vãn)

(Thưở nhỏ chưa từng hiểu sắc không Xuân sang hoa nở rộ trong lòng

Đến nay đã nhận ra được bộ mặt thật của chúa xuân Ngồi trên tấm phản nhà chùa mà ngắm cánh hoa rụng)

(Xuân muộn)

Đã rất nhiều lần chúng ta bắt gặp hình ảnh của con người trong thơ không còn bị cầm tù trong những vòng dây của đau buồn, lo sợ, tiếc nuối về chuyện thịnh suy, được mất. Sự tỉnh táo trước vô thường có lẽ không tôn giáo nào như Phật giáo, xem cái chết như là sự ra đi rất nhẹ nhàng, an nhiên. Trong bài: “Cáo tật thị chúng”, Mãn Giác thiền sư viết:

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Xuân qua, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa cười Trước mắt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi

Đêm qua sân trước một nhành mai) (Có bệnh bảo mọi người)

Hai câu thơ đầu đã diễn tả sự xoay vần của vũ trụ. Mùa xuân qua, hoa cỏ úa tàn. khi xuân đến, hoa cỏ lại tươi tốt. Nhà thơ dùng hình ảnh hoa rụng, hoa nở là để nói về sự sống tuần hoàn như cái vòng bánh xe luân hồi không ngừng chuyển động. Để diễn tả được quy luật biến đổi của thời gian mang tính chất chu kỳ này, thiền sư đã ghi nhận sự việc “hoa rụng” trước rồi mới nói “hoa nở” sau. Sự tiếp diễn đó gợi lên hình ảnh của vòng sau, kiếp sau, nối tiếp vòng trước, kiếp trước. Còn nếu nói “hoa nở” rồi đến “hoa tàn” thì “chỉ mới nói được có một kiếp trong một vòng mà thôi”

(Trần Đình Sử). Dẫu sao đi nữa, người đọc vẫn cảm nhận được trong sự cân đối hài hòa của hai câu thơ là sự thuận và nghịch giữa sinh sôi, nảy nở và lụi tàn, héo úa. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của thời gian. Con người dù muốn hay không muốn, nó vẫn diễn ra, tồn tại như một chân lý hiển nhiên.

Hai câu thơ tiếp theo nói về quy luật của đời sống con người. Đó là quy luật của sinh, lão, bệnh, tử.

Con người cùng với thời gian trôi đi thì tuổi trẻ qua, tuổi già đến. Ở đây, giữa “hoa” và “người” có một sự nghịch đối. Trong khi “trăm hoa cười” thì con người “trên đầu già đến rồi”. Sự nghịch đối cho thấy trong sự vô thủy, vô chung của thời gian - “trước mắt việc đi mãi” - thì cuộc đời trong khoảnh khắc chỉ là ảo ảnh.

Nếu bài kệ chỉ dừng lại ở đấy thì không có gì phải đáng bàn bởi đơn thuần chỉ là sự ghi nhận những tàn phai biến ảo của cuộc đời theo quan niệm của triết lý Thiền tông. Sự sống của bài thơ đã thật sự tỏa sáng khi thiền sư nhấn mạnh đến một cá biệt đã vượt khỏi quy luật sinh hóa của muôn loài. Đó là vẻ đẹp trắng muốt của một cành mai nở hoa lúc xuân tàn:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là một loài hoa chịu được giá rét của mùa đông. Giữa tuyết sương giá lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến. Có lẽ vì thế mà hình tượng cành mai đã đi vào trong thơ của Mãn Giác thiền sư và trở

thành biểu tượng vô cùng thâm trầm, sâu sắc, nói hộ nhà thơ những trăn trở, suy nghĩ, những ước vọng mà nhà thơ muốn gửi gắm cho cuộc đời, cho kiếp nhân sinh. Với tư cách là một bài kệ, cành mai cũng chính là biểu tượng cho cái chân tâm của người đạt đạo, an nhiên, tự tại, vượt lên trên sinh diệt. Với tư cách một bài thơ, sự xuất hiện ấy đã nói lên một quan niệm nhân sinh tươi đẹp như một bức thông điệp giàu giá trị sự sống. Đó là niềm yêu đời, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai, mà cụ thể hơn là tin vào con người, tin vào sức sống mãnh liệt của con người, tin vào những giá trị tinh thần đẹp đẽ của con người sẽ luôn bất tử trước thời gian. Bài thơ gieo vào lòng người đọc niềm ham sống, một tinh thần phấn chấn để vượt lên trên hoàn cảnh vì sự sống (cành mai) đã thật sự nảy sinh từ cái chết (xuân tàn), hạnh phúc đã hiện hình từ trong những khổ đau. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phấn đấu của con người để làm chủ cuộc sống của mình chứ không phải chịu sự chi phối của một thế lực nào khác. Nói như một nhà văn hiện đại sau này: “Ở trên đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là con người ta có vượt

qua được những ranh giới đó hay không”(Mùa lạc - Nguyễn Khải).

Cũng cần chú ý xu hướng vận động của bài thơ, nhà thơ nói “hoa rụng” trước, “hoa nở” sau. Phải chăng, tác giả đã nhìn nhận sự vật theo quy luật sinh trưởng và phát triển: “xuân qua” rồi “xuân tới”, “hoa rụng” đến “hoa tươi”. Nếu đảo câu thơ thứ hai lên vị trí câu thơ đầu thì vẫn nói lên được quy luật tuần hoàn, biến đổi nhưng đó sẽ là cái nhìn sự vật theo chiều hướng “xuân tới” để “xuân qua”, “hoa tươi” để “hoa rụng”. Bài thơ với một giọng điệu ung dung, thanh thản, hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, gợi lên sự cảm nhận về sự sống sinh sôi, bất diệt. Quy luật cuộc đời lại là sinh tử, tử sinh nhưng chọn điểm khởi đầu là “xuân tàn” và điểm kết thúc là “một cành mai” tươi. Tất cả nói lên một tư duy, một cách nhìn mang tinh thần lạc quan, bình thản, yêu đời. Giá trị ấy còn được nâng lên khi lời kệ được viết trong hoàn cảnh nhà sư đau yếu, bệnh tật, sắp lìa xa cõi đời trần thế.

Thiền sư Vạn Hạnh trước lúc lâm chung đã dặn dò đệ tử của mình phải biết triệt tiêu thái độ bi thảm hóa cái chết của đời người. Sống chết chẳng qua là lẽ sinh hóa vô thường, là quy luật tuần hoàn của tự nhiên, hiểu điều ấy để có được tinh thần

“nhậm vận”, “vô bố úy”. Lúc đó, con người mới có được thái độ bình thản, an nhiên, tự tại. Thiền sư viết:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” (Thị đệ tử)

(Thân người như bóng chớp có rồi không Cây cối mùa xuân tốt tươi, mùa thu lại khô héo Mặc cho cuộc đời thịnh hay suy đừng có sợ hãi Vì thịnh suy cũng như giọt sương trên đầu ngọn cỏ) (Bảo các đồ đệ)

Thân người được các thiền sư ví với những hình ảnh mong manh, dễ thay đổi như ánh chớp trong chiều tà hoang phế, như giọt sương long lanh trên đầu ngọn cỏ buối sớm mai, như tường vách đến lúc đã đổ nát. Bốn mùa tám tiết của vạn vật lại biến chuyển không ngừng, xuân qua hoa lá tươi tốt, thu đến lá hoa cũng rụng rời. Nhưng vượt lên trên tất cả là một tư tưởng yêu đời, một cái tâm không vướng bận nên không lo sợ trước sự biến đổi của cuộc đời:

“Nhược đạt tâm không vô sắc tướng Sắc Không ẩn hiện nhậm thôi đi”

(Tâm không – Viên Chiếu)

(Nhưng nếu nhận ra, cái tâm cũng là không, sắc tướng cũng là không

Thì “sắc” với “không” khi nó ẩn hiện mặc nó đổi dời) (Cái tâm là không)

Còn Chân Không thì xem cái hủy diệt của sự sống chỉ là việc bình thường và vui vẻ chấp nhận, tin tưởng khi trở về với cảnh giới chân như:

“Diệu bản hư vô nhật nhật khoa

Nhân nhân tận thức vô vi lạc Nhược đắc vô vi thủy thị gia”

(Cảm hoài - Chân Không)

(Cái thể tinh thần diệu là hư vô, nhưng ngày ngày vẫn biểu hiện ra khắp nơi

Như luồng gió ôn hòa thổi dậy khắp ba nghìn thế giới Mọi người đều thấu hiểu “vô vi” là vui

Nếu được “vô vi” mới coi đấy là nhà) (Cảm hoài)

Ni sư Diệu Nhân xem việc sống chết là lẽ đương nhiên, không đáng bận tâm. Quan tâm đến nó chỉ gây thêm phiền não và tự trói buộc mình:

“Sinh lão bệnh tử Tự cổ thường nhiên Dục cầu xuất ly

Giải phọc thiêm triền” (Sinh lão bệnh tử) (Sinh, lão, bệnh, tử

Lẽ thường xưa nay vẫn thế Muốn cầu siêu thoát

Nhưng cởi trói cũng chính là buộc chặt thêm) (Sinh lão bệnh tử)

Tốt nhất con người nên tiếp nhận nó một cách nhẹ nhàng, bình thản:

“Sinh như trước sam

Tử như thoát khố” (Sinh tử)

(Sống như mặc áo vào Chết như trút bỏ quần ra) (Sống và chết)

Trong bài: “Vãn Quảng Trí thiền sư”, sau khi tỏ lòng tiếc thương nhà sư vừa mất, Đoàn Văn Khâm đã viết:

“Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt Viện tiền sơn thủy thị chân hình”

(Các đạo hữu không nên đau thương về sự vĩnh biệt Núi sông trước chùa là hình bóng của nhà sư) (Viếng thiền sư Quảng Trí)

Nhà sư - một con người cao quý đã ra đi nhưng bản thể qua pháp tướng vô thường vẫn không hề mất. Vì thế mà có thể tìm thấy ở khắp nơi, “một” đã thành “vạn” trong trời đất, núi non ngay trước cửa chùa chứ chẳng xa xôi. Đạo Hạnh cũng làm một bài kệ “cáo đại chúng” trong cùng một ý nghĩa đó:

“Thu lai bất báo nhạn lai quy Lãnh tiếu nhân gian động phát bi Vị báo môn nhân lưu luyến trước Cổ sư kỷ độ tác kim si”

(Thị tịch cáo đại chúng)

“Mùa thu về không báo tin cho chim nhạn cùng về

Đáng cười người đời cứ nảy sinh buồn thương trước chết Khuyên các môn đồ chớ nhìn ta mà lưu luyến

Thầy xưa đã bao nhiêu lần hóa thân làm thầy nay” (Sắp mất bảo mọi người)

2.1.4. Ý thức về sự hữu hạn của đời người, con người cần sống bằng những việc làm có ý nghĩa, tránh lãng phí cuộc đời.

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)