6. Cấu trúc luận văn:
2.1.1. Quan niệm về nhân sinh, vũ trụ của triết lý Phật giáo Thiền tông
Mỗi một tôn giáo đều có những quan niệm về nhân sinh khác nhau và vấn đề này là hết sức quan trọng. Dưới góc nhìn của các thiền sư thời Lý - Trần, quan niệm về nhân sinh, vũ trụ mang đậm dấu ấn của triết lý Phật giáo Thiền tông.
Theo quan niệm của Thiền tông, “vạn vật” là “nhất thể”. “Vạn là sự tản ra của một, một là nguồn gốc của vạn” (thiền sư Pháp Bảo - Bài minh ở chùa Linh Xứng). Điều đó có nghĩa là vạn vật tuy cùng một bản thể sinh ra nhưng lại biến hóa và biểu hiện dưới muôn vàn dạng thức khác nhau, muôn vàn hiện tượng khác nhau:
“Chân thân thành vạn tượng
Vạn tượng tức chân thân Nguyệt điện vinh đan quế Đan quế tại nhất luân”(1)
(Hóa vận - Nguyễn Y Sơn)
(Chân thân biến hóa thành muôn vàn hiện tượng Muôn vàn hiện tượng cũng là chân thân
Như cung trăng làm cho cây quế đỏ tốt tươi Nhưng cây quế vẫn ở giữa cung trăng) (Biến hóa và chuyển vần)
Nhưng những dạng thức ấy đâu có tồn tại được lâu. Một mặt, chúng làm cho bản thể vũ trụ, cái đại ngã thêm phong phú, sinh động như hình ảnh cây quế đỏ tốt tươi, tô thắm cho cung trăng nhưng mặt khác lại là cái mong manh, chóng tàn, luôn luôn biến động, luôn luôn thay đổi, gọi là pháp tướng, vô thường. Cũng theo ý nghĩa đó, con người với trời đất muôn loài đều có cùng chung một bản thể, đồng thời, luôn thay đổi từ dạng này sang dạng khác, không dễ gì nắm bắt được:
“Tác hữu trần sa hữu
(1) Tất cả những thơ thiền trích dẫn trong luận văn đều dẫn từ Thơ văn Lý – Trần, tập I,NXB Khoa học xã hội, HN, 1977 và Thơ văn Lý – Trần, tập II,NXB Khoa học xã hội, HN, 1988.
Vi không nhất thiết không Hữu không như thủy nguyệt Vật trước hữu, không không” (Hữu Không - Đạo Hạnh)
(Bảo là có thì hạt cát, mảy bụi đều có Bảo là không thì hết thảy đều không Có với không như ánh trăng dưới nước
Đừng có bám vào cái có và cũng đừng cho cái không là không) (Có và không)
Tác giả Ỷ Lan cũng đã khái quát triết lý này trong quan niệm “Sắc sắc không không”: “Sắc thị không, không tức sắc Không thị sắc, sắc tức không (Sắc Không) (Sắc là không, không tức là sắc Không là sắc, sắc tức là không) (Sắc và không)
“Sắc”, “Không” này vận động thay đổi dưới cái nhìn của Thiền tông, không diễn ra theo một trật tự tuyến tính mà lặp đi lặp lại theo một quy luật tuần hoàn. Không có mở đầu và cũng không có kết thúc:
“Thủy chung vô vật diệu hư không
Hội đắc chân như thể tự đồng” (Thủy chung – Khuông Việt)
(Không có gì là “thủy”, là “chung” chỉ “hư không” mới là
thần diệu
Nếu hiểu được chân như thì vạn vật sẽ tự đồng nhất với tâm thể của mình)
2.1.2. Cảm nhận sâu sắc của con người về sự tàn phai, biến ảo của cuộc đời
Hiểu rõ quy luật “sinh - trụ - dị - diệt” đó của thế giới tự nhiên và “sinh - lão -bệnh - tử” của đời người, con người trong thơ thiền, trước hết đã thể hiện cảm nhận sâu sắc của mình về sự tàn phai, biến ảo của cuộc đời và mọi vật đều hư ảo vô thường:
“Xuân lai oanh chuyển bách hoa thâm
Thu chí cúc khai một mô dạng”
(Quy thanh chướng - Phan Trường Nguyên)
(Mùa xuân đến, chim oanh hót, trăm hoa đua nhau khoe thắm Nhưng đến khi thu về, hoa cúc nở thì không một loài hoa nào còn)
(Trở về núi xanh)
“Xuân hoa dữ hồ điệp
Cơ luyến cơ tương vi”
(Tham đồ hiển quyết - Viên Chiếu)
(Hãy xem bướm giỡn hoa xuân
Mấy phần quyến luyến, mấy phần lìa xa) (Chỉ rõ bí quyết đạo Thiền cho môn đệ)
“Xuân chức hoa như cẩm
Thu lai diệp tự hoàng”
(Tham đồ hiển quyết - Viên Chiếu) (Xuân dệt muôn hoa như gấm thêu Thu sang ngàn lá tựa vàng gieo)
(Chỉ rõ bí quyết đạo Thiền cho môn đệ)
Sự chiêm nghiệm ấy không chỉ dừng lại ở sự vô thường của cảnh vật và thời gian mà còn ở các phạm trù nhân sinh khác như sống - chết, giàu - nghèo, thịnh suy, được - mất,…
Hãy nghe Viên Chiếu cảnh báo với mọi người:
“Phú quý kiêm kiêu thái Phiên linh bại thị lâu” (Tham đồ hiển quyết) (Giàu sang mà lại kiêu sa
Lâu đài trên cát thoảng qua mấy hồi) (Chỉ rõ bí quyết đạo Thiền cho môn đệ)
Hay trong bài “Phóng cuồng ngâm”, Tuệ Trung viết:
“Đốt đốt phù vân hề phú quý Hu hu quá khích hề niên quang”
(Chà chà! Cảnh giàu sang như mây nổi
Ôi chao! Thời gian thấm thoắt như bóng ngựa qua kẽ vách) (Bài ngâm cuồng phóng)
Để rồi thể hiện một cái nhìn bình đẳng vì hết thảy đều vô thường:
“Ngã nhân tự lộ diệc tự sương Phàm thánh như lôi diệc như điện Công danh phú quý đẳng phù vân Thân thế quang âm nhược phi tiễn” (Phàm thánh bất dị - Tuệ Trung)
(Ta và người như móc cũng như sương
Phàm và thánh như sấm cũng như chớp
Công danh và giàu sang đều như mây nổi
Thân thế và tháng năm tựa mũi tên bay) (Phàm và thánh chẳng có gì khác nhau)
Và cuối cùng đi đến kết luận rằng:
“Y cẩu phù vân biến thế đa” (Vạn sự quy như - Tuệ Trung)
(Cuộc đời như đám mây nổi, luôn luôn thay nhiều vẻ