Khái niệm “thơ thiền”

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn:

1.2.1. Khái niệm “thơ thiền”

Phân biệt giữa “thơ” và “thiền”: Thiền là thuật ngữ Phật giáo, thơ là thuật ngữ Văn học nghệ thuật. Hai thuật ngữ tưởng chừng cách xa nhau về lĩnh vực ấy lại có một sự hòa điệu hết sức mạnh mẽ. Sự hòa điệu ấy bắt nguồn từ những điểm tương đồng của hai yếu tố này trên nhiều phương diện.

 Thứ nhất, “thiền” và “thơ” đều thuộc về hình thái ý thức của con người.

 Thứ hai, cả “thơ” và “thiền” đều có sự hướng nội sâu sắc, có sự thể hiện nội tâm nhạy bén, đòi hỏi người lĩnh hội phải đạt được trạng thái tĩnh lặng, trầm tư, tập trung cao độ khi tiếp nhận.

 Thứ ba, cả hai đều cần đến một loại ngôn ngữ “ý tại ngôn ngoại”, không phải lúc nào cũng diễn đạt hết tất cả ý nghĩ tâm tình, thậm chí chủ trương không bày tỏ hết tất cả ý nghĩ tâm tình; mà luôn có những khoảng ẩn giấu cần thiết đề người khác khám phá, nhiều lúc đó là phần cốt lõi và quan trọng nhất mà người diễn đạt muốn nói tới. Vì vậy, “thiền” và “thơ” đều coi trọng sự diệu ngộ, phát hiện, chiêm nghiệm sâu sắc để rút ra chân lý cho riêng mình. Vì những lẽ đó, ta dễ dàng hiểu vì sao khi diễn đạt sự giác ngộ bản thể, phát biểu chân lý cuộc sống, quán chiếu các hiện tượng xảy ra xung quanh mình, các thiền sư thường hay dùng thơ kệ để diễn đạt, ngâm họa, xướng vịnh.

Trong bài thơ Vịnh núi Lô Sơn, Tô Thức thể hiện quan niệm về quan hệ giữa “thơ” và “thiền”: “Thiền đạo với thi ca là đồng hay khác, chớ nên nghi ngờ mà tra

hỏi; hãy quên đi những sự phân biệt ta và người, cuối cùng, anh với tôi hãy mở

cánh cửa bắc, ngẩng đầu nhìn lên ba mươi sáu ngọn núi xanh”. Như vậy, theo Tô

Thức, “thơ” và “thiền” khác và giống như thế nào không quan trọng, và không nên phân biệt làm chi, điều cốt yếu là hãy tìm xem chất thơ của thiền và thấy thiền thể hiện ở trong thơ như thế nào.

Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử đã trích ý kiến của tác giả Đàm Chiêu Văn ở Trung Quốc như sau: “Giá trị chủ yếu của thơ thiền là ở phương diện văn hóa, triết học” [31, 169]. Nhận định trên là đúng, tuy nhiên, sẽ chưa đủ nếu chúng ta phủ nhận đi giá trị văn học của thơ thiền. Trần Đình Sử cũng trong công trình trên nêu lên những tính chất của thơ thiền:

“Thơ thiền, xét như một loại thơ, nó phải có ba tính chất: một là truyền đạt được cách cảm nhận thế giới của thiền học, sự nhận thức về huyễn ảo và chân như, có thế nó mới là thiền. Hai là bộc lộ được vẻ đẹp vủa thế giới và tâm hồn, như thế nó mới là thơ. Những tác phẩm nặng về tính chất một thì ít chất thơ. Những tác phẩm nặng về tính chất thứ hai làm thành nét độc đáo của thơ thiền. Thứ ba, thơ thiền là thơ của tầng lớp tăng lữ cấp cao, tầng lớp trí thức đặc biệt, không giống với tình

cảm Phật giáo dân gian” [31, 170 ].

Trong dòng văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần, thơ thiền là một luồng chảy độc đáo nhất và mạnh mẽ nhất. Mạnh mẽ như thế nào thì chúng ta có thể hình dung được dựa vào số lượng tác giả tham gia sáng tác và tác phẩm được sáng tác trong thời kì này, cộng với những nội dung sâu sắc mà nó truyền đạt. Còn độc đáo nhất thì có lẽ ở chỗ lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có sự hòa nhập cao độ đến mức gần như tuyệt đối như vậy giữa thơ ca và triết học tôn giáo. Chúng ta thật khó xác định rằng, thơ thiền là loại kinh kệ phục vụ trong nhà chùa, trong giới tu hành hay đây là những tác phẩm mang đầy đủ những đặc trưng của sáng tác văn học. Có lẽ hiểu ở khía cạnh nào cũng đúng, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng đây là một hiện tượng độc đáo khó có thể lặp lại trong lịch sử văn học dân tộc.

Vậy “thơ thiền” là gì? Nguyễn Công Lý trong công trình Bản sắc dân tộc

tông là một dòng văn học, một khuynh hướng văn học được sáng tác dưới hệ ý thức tư tưởng - triết học phật giáo Thiền tông” [24, 25]; Nguyễn Phạm Hùng trong chuyên luận và thơ tuyển: Thơ thiền Việt Nam - những vấn đề tư tưởng và nghệ

thuật cho rằng: “Thơ thiền là thơ của các nhà sư và của những người không đi tu

nhưng am hiểu và yêu thích phật giáo, hình thức trực tiếp hay gián tiếp dùng hình ảnh và ngôn ngữ nhà phật, nội dung trực tiếp hay gián tiếp nêu lên một triết lý thiền, một bài học thiền, một cảm xúc hay một tâm trạng thiền khi nhận thức và giải minh thế giới” [18, 30].

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 28)