Thiên nhiên vừa hư vừa thực

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 113)

6. Cấu trúc luận văn:

3.2.4. Thiên nhiên vừa hư vừa thực

Thơ thiên nhiên mang cảm hứng thiền còn bộc lộ cái xao xuyến của tâm hồn trước cảnh sắc thiên nhiên lung linh, huyền ảo, mơ hồ. Cái đẹp của thiên nhiên được tạo bởi cái mơ hồ giữa thực và hư, giữa sắc và không, giữa hữu và vô, giữa động và tĩnh.

Cảnh đẹp thiên nhiên trong thơ Giác Hải bị coi như hư huyễn, cũng như sự sống chết là tính chất vô thường của chúng sinh không đáng để bận tâm:

“Xuân lai hoa điệp thiện thiên trì Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ Hoa điệp bản lai giai thị huyễn Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì” (Hoa điệp)

(Xuân sang hoa bướm khéo quen với thời tiết

Nhưng hoa bướm vốn dĩ đều là hư ảo Chớ nên bận tâm về hoa bướm) (Hoa bướm)

Trần Nhân Tông cũng rất chú ý sử dụng sự đối lập chuyển hóa giữa động và tĩnh, giữa hữu và vô như một dụng ý nghệ thuật nhằm nói lên tính chất bất định, vô thường của cuộc sống và tạo nên sự uyển chuyển, sinh động cho câu thơ. Thường cảnh ở đây bao giờ cũng có vẻ trong trẻo, lặng lẽ và siêu thoát. Phải chăng giữa nhà thơ và cảnh vật có một sợi dây giao cảm đặc biệt, khiến cho ông hòa đồng tình cảm với cảnh và cảm nhận được những điều rất khó nắm bắt:

Động thiên hồ thượng cảnh

Hoa thảo giảm xuân dung Thượng đế liên sầu tịch Thái thanh thì nhất chung”

(Động Thiên hồ thượng - Trần Nhân Tông) (Quang cảnh hồ động thiên

Hoa cỏ kém vẻ xuân tươi Thượng đế thương hiu quạnh

Thỉnh thoảng điểm một tiếng chuông giữa tầng biếc) (Hồ Động Thiên)

Một tiếng chuông trong thinh không là có hay là không? Thật là mơ hồ. Thơ ông khá nhiều những cảnh vừa thực lại vừa hư ảo, có khi là một dấu hỏi ngưng lơ lửng, là một cái gì rất đẹp song cũng rất mong manh và dễ mất, cũng giống như hiện tượng có không biến ảo mà ông lĩnh hội được của triết lý Thiền tông. Khi ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường, nhà thơ đã có những quan sát thật tinh tế:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền” (Thiên Trường vãn vọng)

(Thôn trước thôn sau đều mờ mờ như khói phủ

Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có mà cũng nửa như không Trong tiếng sáo mục đồng lừa trâu về hết

Từng đôi cò trắng hạ xuống đồng) (Ngắm cảnh chiều ở Thiên trường)

Thôn xóm như được bao phủ bởi lớp sương huyền ảo, trở nên “mờ mờ” không rõ ràng. Cảnh vật cũng ở trạng thái không hề xác định “nửa như có” mà cũng “nửa như không” trong ánh chiều tà của một ngày. Trên cánh đồng, trẻ mục đồng dắt trâu về trong tiếng sáo: cái “có” lại chuyển dần thành cái “không”. Trên nền “không” của cánh đồng đó, lại xuất hiện một cái “có”: đôi cò trắng song song đáp xuống đồng. Tất cả nằm giữa hai bờ hư thực, vừa mờ ảo như được phủ trong khói, vừa rõ ràng đến mức trông thấy cả đôi cò đáp xuống cánh đồng mênh mông.

Tính chất vừa “động” vừa “tĩnh” của bài thơ còn thể hiện ở hai câu cuối “Quy ngưu” (dắt trâu về) là “động”, “quy ngưu tận” (dắt trâu về hết) là vừa “động” mà cũng vừa “tĩnh”. Nếu nói “xuy địch” (thổi sáo) là động thì “địch lý” (đi trong tiếng sáo) ở đây vừa “động” vừa “tĩnh”. Những chuyển hóa tinh tế này đã tạo nên cái thần đặc biệt cho bài thơ, khiến nó đạt đến trình độ thi trung hữu họa.

“Đăng Bảo Đài sơn” cũng là một bức tranh thiên nhiên được khắc họa bởi những yếu tố đối lập đó:

“Địa tịch đài du cổ Thời lai xuân vị thâm Vân sơn tương viễn cận Hoa kính bán tình âm” (Đăng Bảo Đài sơn)

(Đất hẻo lánh, đài thêm cổ kính Theo thời tiết, mùa xuân về chưa lâu Núi mây như xa như gần

Ngõ hoa nửa sáng, nửa tối) (Lên chơi núi Bảo Đài)

Về thời gian, bài thơ có sự đối lập giữa xưa (cổ) - nay (thời lai). Về không gian là đối lập giữa xa (viễn) - gần (cận), sáng (tình) - tối (âm). Cảnh vật vừa như thực vừa như hư trong không gian cao rộng, cô tịch. Nó tạo cảm giác về sự hiện hữu vô thường của vạn vật trong cái hằng thường của bản thể vũ trụ.

Trần Nhân Tông có một cách quan sát vật thể rất thi vị. Đó là không quan sát trực tiếp bằng chính nó mà là qua hình bóng của nó. Chi tiết này tạo nên nét lung linh, huyền ảo trong cách cảm nhận về thiên nhiên của nhà thơ.

Có khi nhà thơ bắt đầu đi từ một ảo ảnh: bóng chiếu cầu treo lộn ngược ở phía khe nước. Một vệt nắng chiều rực sáng trên mặt nước ở bên kia khe là cái giới hạn ngăn đôi giữa ảo và thực:

Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành

Nhất mạt tà dương thủy nguyệt minh” (Vũ Lâm thu vãn)

(Chiếc cầu chạm vẽ đảo bóng vắt ngang dòng suối,

Một vệt nắng chiều rực sáng bên ngoài ngấn nước).

(Chiều thu ở Vũ Lâm)

Có khi nhà thơ nhìn áng mây chiều bay ngang qua cái bóng in nơi thềm của một ngôi nhà chạm vẽ:

“Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi”

(Xuân cảnh)

(Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay)

(Cảnh ngày xuân)

Có gì rất giống với cách cảm nhận thiên nhiên của Huyền Quang: “Xi vẫn đảo miên phương kính lãnh”

(Diên Hựu tự - Huyền Quang)

(Bóng “xi vẫn” nằm ngủ ngược dưới mặt hồ như tấm gương

vuông lạnh giá) (Chùa Diên Hựu)

Thiên nhiên hư ảo nhiều lúc được nhà thơ cảm nhận như người đang ở trong mộng . Tần suất “giấc mộng” cũng xuất hiện khá nhiều:

Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc Thấp vân như mộng viễn chung thanh” (Vũ Lâm thu vãn)

Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi,

Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vắng).

( Chiều thu ở Vũ Lâm)

“Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú

Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường” (Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ

(Trời trong như nước, trăng sáng như ban ngày

Bóng hoa tràn ngập cửa sổ, giấc mộng xuân dài miên man)

(Đêm mười một tháng hai)

“Nhất chi mê nhập cố nhân mộng Giác hậu bất kham trì tặng quân” (Tảo mai)

(Một cành hoa mai lạc vào giấc mộng cố nhân

Tỉnh dậy không làm sao đem tặng cho người được) (Hoa mai sớm)

“Phổ Minh quang cảnh hồn như tạc

Phảng phất canh tường nhập mộng nhiêu”

(Thiên Trường phủ)

(Phong cảnh chùa Phổ Minh vẫn y như trước

Phảng phất bóng hình vua cha đi vào giấc mộng như trông

tường thấy bóng, ăn canh thấy hình) (Phủ Thiên Trường)

Huyền Quang cũng cảm nhận cảnh vật trong cái hư ảo của khói sương:

Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương” (Phiếm chu)

(Vài tiếng sáo làng chài ngoài khóm hoa lau

Trăng rơi đáy sông, mặt sông đầy sương)

(Đi thuyền)

Trần Nhân Tông cũng thấy cái hư ảo của chùa chiền, của thôn xóm ẩn hiện sau lớp khói mùa thu:

“Cổ tự thê lương thu ái ngại”

(Lạng Châu vãn cảnh)

(Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu)

(Cảnh chiều ở Châu Lạng)

 “Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên”

(Thiên Trường vãn vọng)

(Thôn trước thôn sau đều mờ mờ như khói phủ

(Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường)

Cảnh vật của thôn xóm ven sông trong bài thơ “Ngư nhàn” của Không Lộ thiền sư cũng được đặc tả bằng hai nét vẽ đậm nhạt khác nhau:

“Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên Nhất thôn tang giá nhất thôn yên” (Muôn dặm sông xanh, muôn dặm trời Một vùng khói tỏa, một vùng dâu đay) (Cảnh nhàn của ông ngư)

Tiểu kết:

Có thể kết luận gì về sức sống của hình tượng thiên nhiên trong thơ thiền Lý -Trần? Thiên nhiên ấy vừa là xúc cảm của thi sĩ trước cái đẹp mà cũng vừa là bóng dáng của tâm linh trực cảm thiền. Các thiền sư không chỉ đến với thiên nhiên bằng một tâm hồn đã hoàn toàn thanh tĩnh, bằng một tình yêu quê hương đất nước tha thiết, dạt dào mà thiên nhiên còn là nơi con người gởi gắm những ý niệm về cuộc đời,về kiếp nhân sinh.

CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ NHÂN SINH CỦA HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG THƠ THIỀN LÝ -

TRẦN 4.1. HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN

Về vai trò của thi pháp không gian nghệ thuật trong một tác phẩm văn học, Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi pháp thơ Đườngphát biểu: “Không gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng của thi pháp. Nó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình. Nó cũng là cánh cửa để qua đó người đọc hiểu

hình tượng và tư tưởng được tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm”. Như vậy, để

giải mã được tâm tư tình cảm, quan niệm, suy nghĩ và những phát hiện về chân lý cuộc sống mà các thiền sư thời Lý - Trần gửi gắm đến cho cuộc đời, người nghiên cứu không thể bỏ qua một lĩnh vực rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu thi pháp là hình tượng không gian nghệ thuật trong thơ thiền Lý - Trần. Qua nghiên cứu tìm hiểu, người viết nhận thấy không gian nghệ thuật trong thơ thiền không phải là thứ không gian thuần nhất, nó được phản ánh phụ thuộc vào độ chín muồi của quả giác ngộ. Nói một cách dễ hiểu hơn, cùng một không gian nhưng khi chưa tu hành, khi tu nhưng chưa giác ngộ và khi đã giác ngộ rồi thì cách nhìn, cách phản ánh của con người cũng không giống nhau. Do đó, để phân loại không gian nghệ thuật, chúng tôi phải cùng một lúc căn cứ vào cảm xúc thiền của các thiền gia và vào đối tượng không gian được phản ánh trong thơ thiền Lý - Trần. Không gian này hầu hết là không gian của thế giới khách quan, trong đó hiện lên hàng loạt các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và đời sống của con người. Ở góc độ này, không gian được cảm nhận trực tiếp qua các giác quan thông thường của con người, tác giả chỉ phản ánh lại bằng cảm xúc thiền của mình. Ở một góc nhìn khác, có thể thấy không gian được soi rọi, phản ánh từ cái nhìn của bản thể tự tánh mà chỉ có những người giác ngộ Phật lý mới cảm nhận được, người không am hiểu hoặc ít am hiểu Thiền học khó mà lý giải được nó. Đây là điểm cơ bản, mấu chốt để phân biệt không gian nghệ thuật trong thơ Thiền với thơ mang cảm hứng Nho và Đạo.

Với quan điểm trên, có hai tiêu chí để phân biệt không gian trong thơ thiền là: Không gian của đời sống thường nhật và không gian mang mỹ cảm thiền.

4.1.1.Không gian đời thường

Là con người, ai cũng có không gian cuộc sống đời thường của riêng mình. Dù là nhà sư giác ngộ chân lý Phật hay người đang nỗ lực tiến bước trên con đường tu tập thì không ai có thể tách rời cuộc sống này để tồn tại. Do đó, không gian đời thường cũng là một loại không gian được các thiền gia đề cập khá nhiều trong tác phẩm của mình. Nếu như không gian vũ trụ mở ra bởi một tầm nhìn sâu hút và rộng mở của thiền gia, thì không gian đời thường phản ánh cái nhìn thu hẹp hơn từ phía cuộc sống đời thường. Nói một cách khác, nhờ tầm nhìn rộng mở, không gian vũ trụ hiện lên với hình ảnh trời cao, sông rộng, gió mây vô tận…, còn khi thu hẹp tầm nhìn về phía cuộc sống xung quanh mình, không gian đời thường hiện lên là những thứ cụ thể hơn, nhỏ bé hơn như cây lá, sân nhà, am thất, chim chóc, chiếc lá rơi… Các thiền gia sống cuộc sống ẩn dật, nhàn tản ở chốn núi rừng, hay chốn chùa chiền với công việc hằng ngày hết sức quen thuộc. Cũng một phong thái ung dung, thoát tục ấy, các nhà thơ đã miêu tả chân thực và đầy đủ không gian cuộc sống đời thường diễn ra xung quanh mình.

4.1.1.1. Không gian ẩn dật nhàn tản thoát tục

An lạc, nhàn nhã từ thể xác đến tinh thần và đi đến giải thoát khỏi luân hồi sinh tử là điều mà những người tu Phật mong muốn đạt tới. Tuy nhiên, cái nhàn nhã đó không phải là kiểu nhàn nhã của kẻ “ngồi mát ăn bát vàng”, cũng không phải là kẻ sống nhàn theo kiểu mà Khổng Tử từng chê trách “nhàn cư vi bất thiện”; cái nhàn ở đây toát lên từ tâm hồn của một con người đạt đạo xa lánh mọi phiền não, lo lắng hay chấp trước phân biệt của cuộc đời, thoát khỏi mọi ràng buộc đua chen của sự đời ảo ảnh. Cái an nhàn đó xuất phát từ tâm thái của người đạt đạo thoát tục, giữ được sự thanh thản, bình tĩnh, an vui của tâm hồn.

Cuộc sống nhàn nhã đó được gợi lên thông qua một loạt không gian mà trong đó con người lúc nào cũng bắt gặp những niềm vui bất tận. Có khi đó là không gian

cuộc sống mà thiền gia suốt ngày vui tươi gảy lên cung đàn không điệu và chỉ có thiên nhiên mới hiểu, mới sẻ chia cùng với con người:

“Chung nhật nhàn đàn bất điệu cầm Nhàn môn vô sự khả quan tâm Cá trung khúc phá vô nhân hội Duy hữu tùng phong họa thử âm

Khiết phạn đả miên tùy xứ dụng Cánh vô tha sự khả ưng vi”. (Tự thuật - Trần Thánh Tông)

(Suốt ngày thảnh thơi gảy cây đàn không điệu Nơi cánh cửa nhàn không có việc gì đáng để tâm Trong đó, khám phá ra khúc nhạc mà không ai hay biết Chỉ có gió trên cây tùng là họa được âm thanh này

Ăn cơm, đi ngủ đều tùy ý

Ngoài ra không có việc gì khác đáng làm). (Tự thuật)

Cũng có khi là không gian mà trong đó, thiền gia ung dung lướt thuyền tìm tiếng sáo thuyền chài ngoài bãi sậy giữa đêm thu hắt hiu tịch mịch, thả hồn mình say sưa trong ánh trăng rơi giữa dòng sông:

“Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diễu mang Sơn thanh thủy lục hựu thu quang

Sổ thành ngư địch lô hoa ngoại

Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương”. (Phiếm chu - Huyền Quang)

(Mênh mang theo gió trôi thuyền nhỏ Sáng ánh thu xanh bóng nước mây Vọng sáo thuyền chài ngoài bãi sậy

Trăng rơi đáy sóng sông sương đầy). (Đi thuyền)

Các thiền gia gạt qua một bên những sợ hãi về qui luật vô thường của cuộc đời, hòa mình vào cuộc sống tự nhiên bình dị nhất để sống một cách bình thường, an vui và tự tại. “Đói - ăn”, “mệt - ngủ” là cách sống hồn nhiên, giản dị, là những nhu cầu cần thiết của “người phàm mắt thịt”. Những quy luật vốn bình thường trong cuộc sống chính là chân lý của đạo, hà tất phải đi tìm cầu những điều cao siêu ở bên ngoài cuộc sống. Thiền gia sống hết mình với hoàn cảnh, tùy duyên mà hành động, không vướng mắc câu chấp cũng không yêu cầu đòi hỏi, vừa khơi dậy tiềm lực của chính mình lại vừa không phải khó nhọc công tìm kiếm bên ngoài. Họ hướng về thiên nhiên bộc lộ niềm hân hoan an lạc:

“Thu lai lương khí sảng hung khâm Bát đẩu tài cao đối nguyệt ngâm” (Hãn tri âm, II - Tịnh Giới)

(Mùa thu đến, khí trời mát mẻ, sảng khoái trong lòng Những nhà thơ tài cao tám đấu nhìn trăng mà ngâm vịnh). (Ít tri âm, II)

Không gian cuộc sống xô bồ, ồn ả không phải là nơi thích hợp của người tu hành đi đến giác ngộ chân lý Phật. Trong thơ thiền Lý - Trần, cuộc sống con người luôn lặng lẽ nhưng lúc nào cũng ngập tràn niềm vui, an nhàn thoát tục. Không gian cũng là không gian ít có hình ảnh con người, nếu có thì cũng thưa thớt vắng vẻ, con người sống trong không gian đó là con người ưa trầm tĩnh, hay đối diện với chính mình, con người vô ngôn yên lặng:

“Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi” (Xuân cảnh - Trần Nhân Tông) (Khách đến chơi không hỏi việc đời

Cùng đứng tựa lan can ngắm xa xa một màu xanh biếc). (Cảnh mùa xuân)

Cả bài thơ toát lên sự thanh tịnh, u nhàn lặng lẽ đến mức không thể ngờ. Cả một bầu không gian mà hòa mình trong đó, tâm hồn thi sĩ luôn có thể bắt gặp những đường nét, những màu sắc hài hòa cùng với những tình tứ chân thật và sâu rộng, một ý vị say sưa và trong trẻo. Chất thiền nhẹ nhàng lộ ra từ trong bức tranh cô liêu tịch mịch đó. Thiền gia lắng nghe mọi âm thanh của cuộc sống, ngắm nhìn mọi màu sắc của cảnh vật, theo dõi mọi diễn biến của thế giới vật chất xung quanh nhưng không vồ vập, cuốn hút hồn mình theo nó mà cảm thụ bởi tâm thức thiền và cuối cùng dẫn tới chỗ ngưng lắng, vô ngôn.

Không gian cuộc sống an nhàn thoát tục ở đây không có những biến động

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 113)