Tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 77)

6. Cấu trúc luận văn:

2.4.1. Tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”

Xuất phát từ tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”, con người trong thơ thiền là con người yêu đời và tích cực nhập thế. Đây có thể coi là tư tưởng

chính xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm văn học thiền mà Trần Nhân Tông đã đúc kết trong bốn câu thơ kệ ở cuối bài phú “Cư trần lạc đạo” như sau:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Cư trần lạc đạo phú)

(Sống đời, vui đạo, hãy tùy duyên Đói thì ăn no, mệt ngủ liền

Trong nhà của báu tìm đâu nữa Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền) (Cư trần lạc đạo phú)

Trước hết, nên hiểu tư tưởng này như thế nào cho đúng ? “Cư trần lạc đạo” có nghĩa là “sống đời” mà “vui đạo”. “Lạc” ở đây là niết bàn tại thế, là niềm vui, hạnh phúc chân thật, xuất phát từ nội tâm, từ sự trực ngộ được thể tính thanh tịnh của tự tâm. Đó là cảnh giới cao nhất của tu đạo, gọi là “lạc đạo”. Tất nhiên, niềm vui đạo này sẽ có giá trị và tuyệt diệu hơn nếu nó được lớn lên và hiện hữu, sống động giữa cuộc đời (cư trần). Nói như Trần Nhân Tông:

“Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả uổng công” (Cư trần lạc đạo phú - hội thứ ba)

Vì sao vậy? Nếu con người là cơ hội hạn hữu để quả Phật hiển lộ thì cuộc đời sẽ là điểm hẹn tối quan trọng mà con người cần có để rèn luyện tâm. Nói cách khác, không thể có quả Phật ngoài con người huyễn hóa tạm bợ cũng như không có đạo tràng thực nghiệm nào ưu thế hơn đạo tràng cuộc đời. Đây là điều mà Lục Tổ Huệ Năng ngày trước đã vạch rõ:

“Phật pháp ở tại thế gian Không lìa thế gian mà có Lìa thế gian tìm bồ đề

Giống như đi tìm sừng thỏ

Còn chủ trương “Hòa quang đồng trần” cũng chính là phải nhập cuộc với đời sống trần tục và phải làm cho đời thêm sáng tươi. Đây là nhiệm vụ hàng đầu, không chỉ dành cho giới Phật giáo mà còn nhằm để huy động toàn thể sức mạnh của cả một dân tộc. Trên cơ sở đó, chủ trương này đã được phát biểu dưới nhiều dạng thức khác nhau trong tác phẩm của Tuệ Trung và được vận dụng vào trong thực tiễn, mục đích là làm hưng thịnh đạo pháp, tức là làm phồn vinh đất nước và ngược lại. Cho nên mỗi cá nhân không thể tách rời cộng đồng, không thể buông bỏ cuộc đời, chỉ trong sinh tử mới tìm thấy không sinh tử, ở trong phàm tục mới có bậc thánh giác ngộ ở đời. Với cái nhìn như thế, con người không cần phân biệt, đối đãi giữa các phạm trù niết bàn hay sinh tử, tội hay phước, phiền não hay bồ đề. Các khái niệm đó cần được đập vỡ trong nhận thức:

“Niết bàn sinh tử mạn la lung Phiền não bồ đề nhàn đối địch” (Phật tâm ca – Tuệ Trung)

(Niết bàn và sinh tử ràng buộc lỏng lẽo thôi

Phiền não bồ đề coi thường cả sự đối nghịch của chúng) (Bài ca tâm Phật – Tuệ Trung)

Cũng ý tứ này, trong bài “Trữ từ tự cảnh văn”, Tuệ Trung tuyên bố:

Cầu chân như nhi đoạn vọng niệm

Tự dương thanh chi hưởng tương ma Xả phiền não như thủ nê hoàn

Như nhật ảnh đào hình bang ngoại”

(Tìm chân như mà dứt vọng niệm

Có khác chi dối nhau bằng cách thét lớn để ngăn tiếng vang Bỏ phiền não mà lấy niết bàn

Thực chẳng khác trốn hình trong nắng trời)

Cuộc sống đáng quí nhưng thật không dễ dàng, để vui với “đạo” khi ở với “đời” một cách trọn vẹn, con người phải biết sống “nhậm vận tùy duyên”: “Cư trần

lạc đạo thả tùy duyên”. Trên phương diện chân đế, “đạo” và “đời” tuy khác nhau nhưng cốt tủy chỉ là một, đều tựa một lý tính nhất như và bình đẳng nhưng trên bình diện tục đế, “đạo” là đạo mà “đời” là đời, mặc dù khoảng cách giữa “đời” và “đạo” là không thể phân cắt. “Đạo” cần đến “đời” để duy trì, truyền thừa như dòng nước cần không gian để chảy. “Đời” cần đến “đạo” để có thêm sức sống như cây xanh cần đến nước để khỏi cạn kiệt, khô cằn. Đói ăn, khát uống và mệt ngủ là nếp sống quy củ, thường nhật của con người giữa chốn phù sinh. Dẫu là xuất thế, thì trong đời sống chân đế không thể thiếu đời sống tục đế. Thế nên, ai biết “tùy duyên” thì người đó dễ sống, ngược lại không biết “tùy duyên” thì quả thật khó sống - “Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên”.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, không phải ai cũng hiểu được và làm được như vậy. Đói ăn, mệt ngủ là chuyện nhỏ, chuyện dễ nhưng thật ra cũng không phải là dễ chút nào.Thực tế trong cuộc sống, vẫn có những người ăn không ra ăn, ngủ không ra ngủ, thậm chí cố chấp hơn, đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ. Một giai thoại trong Thiền sư Trung Hoa đã nói hộ chúng ta điều này qua câu chuyện luật sư Nguyên đến tham vấn với thiền sư Huệ Hải.

Luật sư Nguyên đến hỏi: “Hòa thượng tu có dụng công chăng?” Sư đáp: “Dụng công”

Luật sư Nguyên: “Dụng công thế nào?” Sư đáp “Khi đói thì ăn, mệt thì ngủ”

Luật sư Nguyên: “Tất cả người đời đều như vậy, đồng chỗ dụng công của thầy chăng?”

Sư đáp: “Chẳng đồng”

Luật Sư Nguyên: “Tại sao vậy?”

Sư đáp: “Vì họ khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng. Khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn chuyện”

Nguyên im lặng [37, 510]

“Tùy duyên” ở đây chính là “đói ăn, mệt ngủ” còn đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ chưa hẳn là “tùy duyên” mà chưa “tùy duyên” thì không thể vui với

đạo được. Tinh thần “tùy duyên” này hết sức có giá trị và đã gói trọn cái tinh yếu của đạo Phật. Cuộc sống là một dòng thiên lưu chuyển động bất tận. Tất cả vạn pháp đều do duyên sinh, duyên khởi tương tục và tương tác “Chư pháp trùng duyên sinh, diệc tùng nhân duyên diệt”. Nắm vững chân lý này thì con người có thể sống tùy duyên, tự tại. Tất nhiên, “tùy duyên” ở đây không phải là “tùy duyên” phi đạo lý hay một nếp sống phóng túng, thả trôi nổi như lục bình trôi sông mà “tùy duyên bất biến”, là sự tỉnh thức để tắm mát trong dòng chảy hiện sinh. Đó là con đường “Cư trần lạc đạo” hay chìa khóa mở cánh cửa vào cuộc sống an lạc.

Có thể nói, “Cư trần lạc đạo” là minh triết siêu việt thế tục, là một phương châm sống, là khí phách siêu thoát, phóng dật của bậc trượng phu đã thật sống và thấu hiểu luận đề nổi tiếng “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” của ngài Huệ Năng. Những con người hào khí Đông A - anh hùng một thuở của Phật giáo đời Trần mà tiêu biểu là Trần Nhân Tông đều là mẫu người đời - đạo song toàn như thế. Thế nên, có người ví Trần Nhân Tông bằng một hình tượng thật sinh động: “Con chim đại bàng vương có hai đôi cánh “đạo” và “đời” hoàn chỉnh, mạnh khỏe và lộng lẫy lạ thường”. Trong một chừng mực nào đó, “Cư trần lạc đạo phú” xứng đáng là “Một bản tuyên ngôn của con đường sống đạo mà Phật giáo Việt Nam đã đề ra và đã chi phối cuộc sống của hàng triệu người Phật tử Việt Nam thời vua

Trần Nhân Tông và những thế kỉ sau” [12, 510]

Một phần của tài liệu giá trị nhân sinh của thơ thiền việt nam thời lý – trần xét từ phương diện hình tượng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)