4. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Cơ quan bảo hiểm
Xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ khi hoạt động thường gây nguy hiểm đối với người xung quanh, khả năng gây ra tai nạn là rất lớn. Vì vậy, việc quy định các hình thức bảo hiểm liên
quan đến hoạt động của phương tiện, trong đó quy định bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới là bảo hiểm bắt buộc là cần thiết. Quy định có ý nghĩa quan
trọng về nhiều mặt. Trước hết, nó đáp ứng đòi hỏi bảo đảm an toàn xã hội. Việc
thực hiện nghĩa vụ của chủ xe có tác dụng bảo đảm an toàn chung của xã hội, phát
huy tốt nhất quy luật số đông trong hoạt động bảo hiểm, thuận tiện cho việc thực
hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, nó có tác dụng thiết thực đối
với các chủ xe cơ giới trong việc đề ra các biện pháp đề phòng và ngăn ngừa tai
xe chủ động, kịp thời bồi thường khi trách nhiệm dân sự phát sinh, khắc phục khó khăn đột xuất, ổn định tài chính cho chủ xe và người bị thiệt hại.
Hiện nay, có các hình thức bảo hiểm trực tiếp đến việc bồi thường thiệt hại
trong các vụ TNGTĐB:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và bảo hiểm hành khách đi trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách. Đây
là hình thức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe đối với những xe không kinh doanh
chở khách và lái phụ xe.
Theo Điều 1 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của
Chính Phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì: “Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm; trách nhiệm của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Trách nhiệm của chủ xe cơ giới bao gồm trách nhiệm về hoạt động của nguồn
nguy hiểm cao độ, tức là phương tiện và trách nhiệm về việc điều khiển của lái xe.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe là phần trách nhiệm bồi thường những hậu quả tính được bằng tiền mà chủ xe phải gánh chịu do sự hoạt động xe của mình gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thứ ba và đối với
hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
Bên thứ ba được hiểu là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: “lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; người
trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó; chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở
hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó”.
Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường của cơ quan bảo hiểm cũng phát sinh trên cơ sở bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra thiệt hại phát sinh không dựa trên cơ sở yếu tố lỗi theo quy định
tại khoản 3 Điều 623 BLDS 2005, mà chỉ cần có ba điều kiện: có thiệt hại, có hành vi vi phạm pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp
luật và thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, cơ quan bảo hiểm vẫn có trách
nhiệm bồi thường.