Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 53)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị

hại trước khi chết.

Theo nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm:

* Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế,

chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu,

vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác

sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc

phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất

hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường

hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý

hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp

lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được

tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật

tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi

sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị

xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc

bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Khoản thiệt hại này chỉ được đặt ra trong trường hợp người bị thiệt hại sau khi

bị hành vi trái pháp luật xâm phạm đến thân thể nhưng chưa bị chết ngay. Trong

các vụ TNGTĐB có rất nhiều trường hợp người bị thiệt hại chưa bị chết ngay

(chết tại nơi xảy ra tai nạn) mà trên đường đưa đi cấp cứu hoặc trong quá trình cứu

chữa tại cơ sở y tế thì bị chết. Cũng có trường hợp về y học thì người bị thiệt hại đã chết tại nơi xảy ra tai nạn, nhưng do sự quý trọng con người và sự cảm nhận

của những người cứu nạn, nên cũng đã tổ chức đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu và

do đó cũng phải chi phí một khoản tiền nhất định. Vì vậy, việc xác định đúng

khoản thiệt hại này là rất cần thiết trong việc xác định thiệt hại chung do tính

mạng bị xâm phạm trong các vụ TNGTĐB. Các chi phí này bao gồm28:

Chi phí cho việc cứu chữa người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: chi

phí mua thuốc men, bông băng; chi phí thuê phương tiện đưa đi cấp cứu;

chi phí tiền cứu chữa (tiền chiếu X quang, chụp cắt lớp, viện phí...).

Chi phí cho việc bồi dưỡng người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: tiền ăn, tiền bồi bổ trước khi mổ, tiền mua đường sữa hoặc các thực phẩm khác để nâng thể trạng người bị tai nạn.

Chi phí chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: tiền công cho người chăm sóc, túc trực bên người bị tai nạn cũng như chi phí cho việc

thuê tắm rửa, vệ sinh cho người bị tai nạn...

Trong thực tế các khoản tiền này thường được chấp nhận, nếu có căn cứ chứng

minh việc chi phí các khoản tiền này là đúng. Tuy nhiên, thực tiễn chứng minh

rằng có rất nhiều khoản người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại thực tế có

chi và việc chi đó là cần thiết, nhưng do yêu cầu cấp cứu nên đã không có được

các chứng từ hợp lệ (hoặc là không kịp lấy hoặc là có lấy nhưng chỉ biên nhận qua loa..). Ngược lại, cũng có trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị thiệt

hại có nhiều khoản không chi, nhưng lại kê khai là có chi hoặc chi ít, nhưng lại kê

khai là chi nhiều v.v... BLDS quy định các chi phí đó phải hợp lý. Thế nhưng cho đến nay chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn chi phí thế nào được coi là hợp lý. Nghiên cứu thực tiễn xét xử của các Tòa án nhân dân đối

với các vụ án về loại này cho thấy nếu các bên không thỏa thuận được với nhau

mà Tòa án phải xét xử, thì cũng chưa có sự thống nhất trong quyết định của Tòa án chấp nhận các khoản chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị

thiệt hại trước khi chết. Cũng khoản chi phí đó, Tòa án này chấp nhận là hợp lý, nhưng Tòa án khác lại cho rằng không hợp lý v.v... Để bảo đảm thống nhất trong đường lối xét xử của Tòa án chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành quy định này của BLDS.

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật một số nước, cũng như nghiên

cứu thực tiễn của nước ta, chúng tôi đề nghị cần chấp nhận các khoản chi phí sau đây cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết là hợp lý:

 Chi phí thuê người, phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu (nếu có);

 Chi phí chiếu X quang, chụp cắt lớp theo chỉ định của cơ sở y tế;

 Chi phí mua bông băng, thuốc men cấp cứu, điều trị cho người bị thiệt hại trước khi chết;

 Chi phí mua các đồ dùng, vật dụng cần thiết như giường đệm để nằm, túi chườm... cho người bị thiệt hại trước khi chết theo chỉ dẫn của cơ sở y tế;

 Tiền viện phí;

 Tiền ăn, tiền bồi dưỡng cho người bị thiệt hại trước khi mổ hoặc để nâng đỡ cơ thể hoặc tiếp đạm, truyền máu thay vì không ăn được..,

 Chi phí công người chăm sóc người bị thiệt hại như trông coi, giúp người bị

thiệt hại sinh hoạt, ăn uống hoặc tắm giặt, vệ sinh cho người bị thiệt hại.

Về mức chi phí, phải tính theo thời giá của địa phương tại thời điểm chi phí,

không chấp nhận mức chi phí quá cao do mua đắt hoặc mua những loại thuốc

ngoại mà các loại thuốc khác cũng sẵn có và công dụng không thua kém.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 53)