Các biện pháp bảo đảm thực hiện việc bồi thường thiệt hại trong các vụ ta

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 85)

4. Kết cấu của luận văn

3.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện việc bồi thường thiệt hại trong các vụ ta

tai nạn giao thông đường bộ.

Mục đích của việc xác định TNBTTH là nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất do

hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông gây ra, đồng thời có tác

dụng giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của người khác và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Khi một người có hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông

đường bộ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần của người khác

thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra có thể bị áp

dụng trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự đồng thời phát sinh

TNBTTH. Về nguyên tắc, người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ,

kịp thời và các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường46. Theo các số liệu thống kê đã nêu ở các phần trên, TNGTĐB xảy ra chủ yếu là do

người điều khiển các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ (nguồn

nguy hiểm cao độ) gây ra nên TNBTTH không chỉ thuộc về người điều khiển mà còn có thể thuộc chủ sở hữu phương tiện. Xuất phát từ đặc điểm riêng về tính kinh

tế, tính chất sử dụng của phương tiện cơ giới đường bộ và pháp luật khuyến khích

các bên chủ động thỏa thuận BTTH xảy ra, đồng thời việc người có hành vi gây thiệt hại tích cực khắc phục hậu quả, kịp thời BTTH đã xảy ra sẽ là một tình tiết

giảm nhẹ trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự nên việc BTTH không lớn

trong các vụ TNGTĐB thường được các bên thỏa thuận và thực hiện xong.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do thiệt hại quá lớn; các bên không thống nhất được mức bồi thường, không xác định phần trách nhiệm của mỗi bên trong những

vụ tai nạn xảy ra mà người bị thiệt hại cũng có lỗi hay trách nhiệm bồi thường giữa

chủ sở hữu và người điều khiển phương tiện gây tai nạn, bên gây thiệt hại cố tình trốn tránh trách nhiệm bồi thường nên các bên không thỏa thuận được việc bồi thường mà yêu cầu cơ quan Công an giữ phương tiện gây tai nạn để bảo đảm việc bồi thường chờ quyết định của Tòa án.

Trong những trường hợp nêu trên, cần phải có và phải áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện việc BTTH là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tế, nhất là trong

trường hợp có căn cứ cho rằng bên gây thiệt hại cố tình trốn tránh trách nhiệm bồi thường. Đề ra, lựa chọn và áp dụng các biện pháp bảo đảm việc BTTH đúng pháp

luật, phù hợp với thực tiễn một mặt bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại, đồng thời cũng tạo điều kiện cho bên gây thiệt hại tích cực khắc phục hậu quả xảy ra để được xem xét giảm trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Do

thiếu các quy định cụ thể của pháp luật thực định về vấn đề này, để bảo đảm thực

hiện việc BTTH, cơ quan Công an thường kéo dài thời gian tạm giữ phương tiện.

Việc kéo dài thời gian tạm giữ phương tiện một mặt làm cho người có phương tiện

không tiếp tục khai thác được giá trị sử dụng của phương tiện để sản xuất; mặt khác làm cho phương tiện không được bảo quản do để ngoài trời, giảm giá trị

nhanh chóng và trong nhiều trường hợp bị hư hỏng hoàn toàn. Việc kéo dài thời

gian giữ phương tiện nói chung là không đúng các quy định của pháp luật hiện

hành.

Để việc bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB được thực hiện tốt, người viết đề nghị cần có các biện pháp bảo đảm hữu hiệu và các biện pháp đó được quy định

trong một văn bản của Chính phủ, như là một biện pháp khắc phục hậu quả; có thể

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)