Thời gian thường xảy ra tai nạn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 82)

4. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Thời gian thường xảy ra tai nạn giao thông đường bộ

Tai nạn xảy ra trên đường quốc lộ nhiều hơn trong nội đô, theo báo cáo thống

kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đưa ra ngày 17/10. Tai nạn ở quốc lộ

chiếm 37%, trong khi đó tỉnh lộ chỉ 12,5%. Có đến 75% tai nạn xảy ra ở các đường vắng45.

3.2. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ

trong thời gian qua.

Như đã phân tích đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ

tai nạn giao thông đường bộ, việc bồi thường thiệt hại chủ yếu do các bên thỏa

44

http://www.baoyenbai.com.vn/215/79128/Tai_nan_giao_thong_bao_gio_het_nhuc_nhoi. htm [Tai nạn giao thông bao giờ hết nhức nhối?]

thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được thực

hiện theo quyết định của Tòa án.

3.2.1. Bồi thường thiệt hại theo quyết định của Tòa án.

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được mà yêu cầu Tòa án giải

quyết thì nói chung đại đa số đồng ý với quyết định của Tòa án (có thể Tòa án cấp sơ thẩm, có thể Tòa án cấp phúc thẩm hoặc có thể cả Tòa án cấp giám đốc thẩm).

Tuy nhiên, việc bồi thường theo quyết định của Tòa án trong thực tế gặp nhiều khó khăn, số lượng các trường hợp tự nguyện thi hành được rất ít, thậm chí ngay cả trong việc dùng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Lý do của việc được bồi thường được rất ít do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể thấy nguyên nhân chủ yếu nhất là thiệt hại trong các vụ TNGTĐB thường rất lớn, trong khi đó

khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường lại hạn chế. Nhà nước ta chưa có các biện pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB

có hiệu quả.

3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai

nạn giao thông đường bộ.

* Yếu tố tâm lý và nhận thức

Trước đây và ngay cả hiện nay, trong nhận thức của một số người còn tồn tại

quan niệm chưa đúng, chưa đầy đủ về tai nạn giao thông. Họ cho rằng tai nạn giao

thông xảy ra là không may, những người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là do “số”, do “năm xung, tháng hạn” chứ không phải là do hành vi vi phạm các quy định

về trật tự an toàn giao thông gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, là nhân tố gây mất ổn định trật tự xã hội, gây tâm lý lo lắng cho mọi người khi tham gia vào các hoạt động giao thông vận tải.

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, do nhận thức không đúng về lỗi cho

nên khi nạn giao thông xảy ra giữa người đi bộ, đi xe đạp với xe có động cơ thì

thường quy lỗi cho người điều khiển xe máy, xe ôtô... Nếu giữa mô tô, xe máy và xe ôtô, thì thường quy lỗi cho người điều khiển xe ôtô. Rất nhiều vụ người đi bộ, đi xe đạp, xe có động cơ nhỏ lại là nguyên nhân chủ yếu có tính chất quyết định

gây ra tai nạn, song người điều khiển xe có động cơ lớn vẫn bị quy là có lỗi.

Chính từ sự nhận thức và những quan niệm như trên nên đã dẫn tới tình trạng:

nhiều trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, nhưng chủ

khó khăn tạm thời. Thực chất, đây là một khoản tiền trợ cấp khó khăn, có ý nghĩa nhân đạo hoàn toàn khác với trách nhiệm bồi thường.

* Trường hợp do lỗi của người thứ ba nhưng không xác định được người gây

thiệt hại hoặc người gây thiệt hại bỏ trốn

Như đã phân tích, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông phát sinh khi có đủ bốn điều kiện: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có

mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, có lỗi, nhưng các yếu tố này chỉ là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường chứ không

phải là căn cứ để xác định chủ thể phải bồi thường và ấn định mức bồi thường. Nhưng trên thực tế trong nhiều vụ tai nạn, người gây tai nạn đã điều khiển phương

tiện bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm và trách nhiệm bồi thường.

Khác với những vụ người gây tai nạn bỏ chạy, yếu tố chủ quan của người điều

khiển phương tiện là cố tình trốn tránh trách nhiệm thì trong những vụ tai nạn do

lỗi của người thứ ba hoặc lỗi của người thứ ba khó có thể xác định ngay lập tức lỗi

của các bên. Thường khi tai nạn xảy ra, mọi người chỉ chú ý việc cấp cứu người bị

nạn, bảo vệ hiện trường và chỉ tập trung sự chú ý vào các phương tiện được xem là gây tai nạn. Bản thân người thứ ba trong nhiều trường hợp về mặt chủ quan, họ

không thấy được lỗi của mình đối với hậu quả xảy ra. Do vậy, vấn đề khó khăn đặt ra là khi xác định nguyên nhân tai nạn là do hành vi vi phạm các quy định trật tự

an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện gây tai nạn rồi bỏ chạy hoặc

do lỗi của người thứ ba, nhưng không buộc được họ bồi thường vì việc điều tra và truy tìm thủ phạm không có kết quả. Điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện

trách nhiệm bồi thường.

* Tình trạng kinh tế của người gây thiệt hại

Theo nguyên tắc chung quy định tại điều 605 BLDS 2005, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời, có xem xét đến khả năng kinh tế của người gây thiệt hại trong trường hợp do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người đó. Khi xác định đầy đủ các thiệt hại, người gây

thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại để bù đắp những

tổn thất, khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp trở lại trạng thái ban đầu trước khi bị thiệt hại. Tuy nhiên, để bảo đảm công bằng, trong trường hợp do lỗi

vô ý gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài, người gây

công bằng, việc giảm mức bồi thường còn bảo đảm tính khả thi, có cơ sở thực tế để

thực hiện của việc đền bù thiệt hại, bảo đảm ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường.

Nếu Tòa án tuyên án với mức bồi thường quá cao so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại, trước hết là họ không thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường, mặt

khác còn làm giảm ý nghĩa giáo dục chung.

Trong các vụ TNGTĐB, lỗi của người gây thiệt hại là lỗi vô ý. Để giảm trách

nhiệm bồi thường chỉ cần xem xét mức bồi thường với khả năng kinh tế của người

gây thiệt hại.

Xác định thế nào là thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại cần được xem xét trong từng trường hợp cụ thể bởi

cũng một mức độ thiệt hại xảy ra nhưng so sánh với khả năng kinh tế của người

này là quá lớn nhưng đối với người khác thì không.

Vấn đề đặt ra là việc bồi thường thệt hại sẽ giải quyết như thế nào khi người

gây tai nạn phải chấp hành hình phạt tù mà không có tài sản riêng, nhất là trường

hợp người gây tai nạn chưa có gia đình sống cùng với bố mẹ mà thu nhập chỉ đủ

nuôi sống bản thân, không có tích lũy, không đóng góp gì cho gia đình hoặc thu

nhập của bị cáo chỉ đủ nuôi sống bản thân và cấp dưỡng để nuôi bố mẹ. Rõ ràng

trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại rất khó thực hiện được.

3.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện việc bồi thường thiệt hại trong các vụ

tai nạn giao thông đường bộ.

Mục đích của việc xác định TNBTTH là nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất do

hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông gây ra, đồng thời có tác

dụng giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của người khác và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Khi một người có hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông

đường bộ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần của người khác

thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra có thể bị áp

dụng trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự đồng thời phát sinh

TNBTTH. Về nguyên tắc, người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ,

kịp thời và các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường46. Theo các số liệu thống kê đã nêu ở các phần trên, TNGTĐB xảy ra chủ yếu là do

người điều khiển các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ (nguồn

nguy hiểm cao độ) gây ra nên TNBTTH không chỉ thuộc về người điều khiển mà còn có thể thuộc chủ sở hữu phương tiện. Xuất phát từ đặc điểm riêng về tính kinh

tế, tính chất sử dụng của phương tiện cơ giới đường bộ và pháp luật khuyến khích

các bên chủ động thỏa thuận BTTH xảy ra, đồng thời việc người có hành vi gây thiệt hại tích cực khắc phục hậu quả, kịp thời BTTH đã xảy ra sẽ là một tình tiết

giảm nhẹ trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự nên việc BTTH không lớn

trong các vụ TNGTĐB thường được các bên thỏa thuận và thực hiện xong.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do thiệt hại quá lớn; các bên không thống nhất được mức bồi thường, không xác định phần trách nhiệm của mỗi bên trong những

vụ tai nạn xảy ra mà người bị thiệt hại cũng có lỗi hay trách nhiệm bồi thường giữa

chủ sở hữu và người điều khiển phương tiện gây tai nạn, bên gây thiệt hại cố tình trốn tránh trách nhiệm bồi thường nên các bên không thỏa thuận được việc bồi thường mà yêu cầu cơ quan Công an giữ phương tiện gây tai nạn để bảo đảm việc bồi thường chờ quyết định của Tòa án.

Trong những trường hợp nêu trên, cần phải có và phải áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện việc BTTH là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tế, nhất là trong

trường hợp có căn cứ cho rằng bên gây thiệt hại cố tình trốn tránh trách nhiệm bồi thường. Đề ra, lựa chọn và áp dụng các biện pháp bảo đảm việc BTTH đúng pháp

luật, phù hợp với thực tiễn một mặt bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại, đồng thời cũng tạo điều kiện cho bên gây thiệt hại tích cực khắc phục hậu quả xảy ra để được xem xét giảm trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Do

thiếu các quy định cụ thể của pháp luật thực định về vấn đề này, để bảo đảm thực

hiện việc BTTH, cơ quan Công an thường kéo dài thời gian tạm giữ phương tiện.

Việc kéo dài thời gian tạm giữ phương tiện một mặt làm cho người có phương tiện

không tiếp tục khai thác được giá trị sử dụng của phương tiện để sản xuất; mặt khác làm cho phương tiện không được bảo quản do để ngoài trời, giảm giá trị

nhanh chóng và trong nhiều trường hợp bị hư hỏng hoàn toàn. Việc kéo dài thời

gian giữ phương tiện nói chung là không đúng các quy định của pháp luật hiện

hành.

Để việc bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB được thực hiện tốt, người viết đề nghị cần có các biện pháp bảo đảm hữu hiệu và các biện pháp đó được quy định

trong một văn bản của Chính phủ, như là một biện pháp khắc phục hậu quả; có thể

3.3.1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người bị thiệt hại

về tính mạng, sức khỏe và tài sản do xe cơ giới gây ra, đồng thời giúp chủ xe cơ

giới khắc phục được hậu quả tài chính, góp phần ổn định kinh tế, xã hội, thì biện

pháp quan trọng hàng đầu là thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân

sự của chủ xe cơ giới. Đây là một biện pháp mà hầu như nước nào cũng được áp

dụng. Ở nước ta biện pháp này được quy định trong Nghị định số 115/1997/NĐ- CP ngày 17-12-1997 về “chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”. Để hoàn thiện hơn biện pháp này ngày 16-9-2008 Chính phủ ra Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về “ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới” để thay thế Nghị định số 115/1997/NĐ-CP. Cụ thể tại Điều 2 Nghị định

số 103/2008/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng là “Chủ xe cơ giới tham gia

giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì phải đăng

ký bảo hiểm.

Để thi hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, ngày 22-12-2008 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành ra Thông tư số 126/2008/TT-BTC quy định quy tắc, điều

khoản và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới.

Có thể thấy rằng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà

nước ta về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tương đối đầy đủ và cụ thể. Nếu thực hiện tốt các quy định này người viết tin chắc rằng vấn đề

bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB trong nhiều trường hợp được bảo đảm.

Thế nhưng qua khảo sát thực tế cho thấy còn rất nhiều chủ xe cơ giới không thực

hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP.

Để chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được thực

hiện nghiêm chỉnh, chúng tôi thấy cần phải áp dụng nhiều biện pháp đồng độ: phổ

biến, giáo dục và giải thích cho mọi người hiểu ích lợi của chế độ bảo hiểm bắt

buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua việc quản lý đầu xe hoặc

trong lúc tham gia giao thông; xử phạt nghiêm khắc những chủ xe cơ giới đã không thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.

KẾT LUẬN

Trong hoàn cảnh hiện nay ở nước ta do các nguyên nhân, điều kiện khác nhau

tình trạng TNGTĐB đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe của con người, gây thiệt hại lớn về tài sản của xã hội, của Nhà nước, của cá nhân, gây tâm lý lo lắng cho người dân, gây

mất ổn định, trật tự kỷ cương xã hội và đang là mối quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của toàn thể nhân dân.

Có thể khẳng định rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB là một loại TNBTTH ngoài hợp đồng. Từ các quy định của pháp luật

cũng như việc nghiên cứu của chính bản thân, người viết đưa ra khái niệm: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB là một loại trách nhiệm dân sự

ngoài hợp đồng gồm TNBTTH về vật chất và TNBTTH về tinh thần được phát sinh

khi người nào có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ

xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân khác mà gây thiệt hại”.

Giữa TNBTTH ngoài hợp đồng và TNBTTH trong hợp đồng có sự khác nhau cơ bản về bản chất cũng như nội dung. Đối với TNBTTH trong hợp đồng, thì khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết thỏa

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)