4. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Trong BLDS, cơ sở pháp lý của việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm
phạm được quy định như sau25:
“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
24 Xem bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam, Đỗ Văn Đại, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 8-2008 (số 16)
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt
hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại “thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm” và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa
kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà
người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị
thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, “người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại”. Với cách giải thích
này, Nghị quyết số 03 dường như đã bỏ quên yếu tố “thân thích”. Ở đây, BLDS
kết hợp hai tiêu chí là “hàng thừa kế thứ nhất và thân thích”. Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, chúng ta xác định người được bồi thường. Chúng ta nên xác
định yếu tố “thân thích” căn cứ vào mối quan hệ tình cảm giữa người bị hại và
người liên quan. Chẳng hạn, theo BLDS thì người được bồi thường là cha, mẹ đẻ hay con đẻ, nhưng trong thực tế, không hiếm con đẻ không coi cha mẹ ra gì,
không quan tâm đến họ nên khi cha mẹ chết thì có thể họ không có thiệt hại về
tinh thần. Nói một cách khác, họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng không là người “thân thích” với nạn nhân nên không có thiệt hại về tinh thần.
Vẫn theo BLDS, “nếu không có những người này (người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất) thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng, người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này”. Như vậy, BLDS đã dung phương pháp loại trừ để xác định người được bồi thường: người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người
kế thứ nhất”. Điều đó có nghĩa là, nếu có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhất thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại không được bồi thường. Tại sao phải loại trừ như
vậy? Tại sao người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực
tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại không thể được bồi thường ngay cả khi có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất? Hơn nữa, với quy định như BLDS
hiện nay, thì danh sách những người được bồi thường thiệt hại chỉ có hai loại:
hoặc là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại; hoặc là người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhât. Tại sao ngoài hai nhóm người này, những người khác không được bồi thường thiệt hại về tinh thần? Có những người không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng khi một ai đó chết thì vẫn có thiệt hại về tinh thần, mặc dù họ không là
người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Chẳng hạn, người đã ăn hỏi, nhưng chưa đăng ký kết hôn hoặc người yêu của người có tính mạng bị xâm phạm có thể có thiệt hại rất lớn về tinh
thần, mặc dù không thuộc hàng thừa kế thứ nhất và không là người mà người bị
thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.
Thiết nghĩ, liên quan đến việc quy định người được bồi thường thiệt hại về tinh
thần khi tính mạng bị xâm phạm như BLDS hiện nay là không thuyết phục. Chúng ta nên theo hướng người được bồi thường là người “thân thích gần gũi với người
bị hại”26.
Trong thực tế, việc xác định chính xác mức thiệt hại là khó, nên việc ấn định
mức bồi thường cũng không đơn giản. Vì là khó xác định, nên đôi khi việc Tòa án
xác định mức bồi thường rất khó được lý giải. Chẳng hạn, theo một quyết định,
“hậu quả của vụ tai nạn giao thông xảy ra là nghiêm trọng làm cháu Hứa Thị
Huyền (4 tuổi) bị chết, chị Bùi Thị Vóc bị thương tích với tỷ lệ 15% và gây tổn
thất lớn về tinh thần cho gia đình và những người bị hại, nhưng Tòa án cấp sơ
thẩm và cấp phúc thẩm chỉ buộc bị cáo Nguyễn Văn Hùng phải bồi thường tổn
thất tinh thần 2.000.000 đồng là quá thấp. Tại phiên Tòa sơ thẩm chị Bùi Thị Vóc
yêu cầu bị cáo phải bồi thường 10.000.000 đồng để bù đắp tổn thất tinh thần cho
gia đình chị và sao khi xét xử sơ thẩm có kháng cáo yêu cầu tăng bồi thường thiệt
hại, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét tăng khoản này là không đúng27.
Ở đây, Tòa án tối cao cho rằng, mức bồi thường là qua thấp nhưng phải xác định là bao nhiêu cho đúng? Câu hỏi vẫn không có trả lời.