4. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Mức bồi thường phù hợp với thực tế
Theo khoản 3 Điều 605 BLDS 2005 thì “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu
Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
Theo quy định này cả hai bên gây thiệt hại và bị thiệt hại có quyền yêu cần thay đổi mức bồi thường cho phù hợp với thực tế nhằm bảo đảm sự công bằng,
hợp lý cho cả hai phía trong quá trình thực hiện phán quyết của Tòa án về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Sự không phù hợp có thể là không phù hợp về thời hạn
bồi thường, về khả năng bồi thường, về mức độ bồi thường do tác động của giá cả
thị trường...
Yêu cầu thay đổi mức bồi thường đặt ra trong quá trình thực hiện quyết định
của Tòa án về người phải bồi thường, người được bồi thường, mức bồi thường,
thời hạn thực hiện... khi có những yếu tố khách quan tác động đến làm thay đổi
các cơ sở của trách nhiệm bồi thường không còn đáp ứng được mục đích của trách
nhiệm bồi thường là khôi phục tình trạng ban đầu, làm ảnh hưởng đến khả năng
bồi thường, khiến cho việc bồi thường cần có sự thay đổi cho phù hợp để bảo đảm
quyền lợi cho cả hai phía thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác xem xét để ấn định lại mức bồi thường cho phù hợp theo yêu cầu của bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại.
Trên thực tế người bị thiệt hại thường yêu cầu tăng mức bồi thường và thời
hạn bồi thường, ngược lại người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường và thời hạn bồi thường. Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
việc thay đổi mức bồi thường khi nó không còn phù hợp với thực tế.
* Yêu cầu tăng mức bồi thường là do người bị thiệt hại yêu cầu trong các trường hợp: khi thiệt hại xảy ra lớn hơn mức bồi thường ban đầu; mức bồi thường
thiệt hại không còn phù hợp với thực tế khách quan; khả năng kinh tế của người bị
thiệt hại và người gây thiệt hại có sự thay đổi. Nếu trước đây khi xác định mức bồi thường thiệt hại do khả năng kinh tế của người gây thiệt hại gặp khó khăn và thiệt
hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người đó Tòa án đã giảm mức bồi thường, nhưng sau này khả năng kinh tế của người gây thiệt hại tăng lên thì người
bị thiệt hại có quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường.
* Về yêu cầu giảm mức bồi thường: khi ấn định mức bồi thường thiệt hại phù hợp với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại, nhưng sau đó khả năng kinh tế
của họ gặp khó khăn thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án giảm mức
bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này người bị thiệt hại cũng có thể yêu cầu
Tòa án giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại. Nếu bên gây thiệt hại đã
được giảm mức bồi thường mà họ vẫn không có khả năng để thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình thì vẫn có thể yêu cầu giảm mức bồi thường, nhưng chỉ ở một
mức độ nhất định để bảo đảm lợi ích của người bị thiệt hại.