Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dưới thời Lê,

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 28)

4. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dưới thời Lê,

rất nhiều dấu ấn lịch sử nổi bật, đặc biệt là tình hình pháp luật. Nghĩa vụ bồi thường cho những thiệt hại là tương đối quan trọng vì vậy căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là điều mà chúng ta phải nhìn nhận và tìm hiểu trước hết.

1.3.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dưới thời Lê, Nguyễn. Nguyễn.

Thông qua nghiên cứu của quyển “Một số vấn đề pháp luật dân sự Việt Nam

từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư

Pháp (Nxb Chính Trị quốc gia Hà Nội, 2008)”, đã phân tích rất rõ về các căn cứ để

quy ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như đã đề cập trách nhiệm bồi thường

thiệt hại phát sinh khi có thiệt hại, hành vi trái pháp luật, lỗi của người gây ra thiệt

hại hay mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.

Trong các thời kỳ trước10, tình hình về pháp luật có phát triển nhưng các nhà

ghi chép luật của Việt Nam chưa tìm thấy những nguồn tài liệu. Cho nên chỉ có

thể đề cặp đến những giai đoạn sau, mà ở các giai đoạn này thì tình hình pháp luật

có phần phát triển rõ rang và phong phú hơn. Điển hình như trong Thời Lê vào

năm 1483 ban hành ra Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), dưới thời Nguyễn có ban hành ra Bộ Hoàng Việt luật lệ năm 1812. Khi nghiên cứu

hai bộ luật này thì giữa chúng có những nét tương đồng vê quy ra căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Dưới hai thời kỳ này chế định về

10 Nhà nước Văn Lang thời An Dương Vương, thế kỷ VII TCN; Nhà nước và pháp luật Việt Nam-

giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc từ 179 TCN-905 (Chính quyền đô hộ từ 179 TCN-39; chính quyền hai Bà Trưng từ 40-43; Nhà nước Vạn Xuân từ 544-602), tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt

hợp đồng là một điều gì đó rất xa lạ, có thể có trong quan hệ mua bán theo cách

nghĩ nôm na như bây giờ là đặt cọc, nếu vi phạm có thể mất hoặc bồi thường tiền

cọc… Như vậy thuật ngữ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nói về thuật ngữ

trong luật ngày nay, có thể nói những thiệt hại xảy ra vào các giai đoạn này thiệt

hại ngoài hợp đồng hiểu theo luật hiện đại của Việt Nam. Nhưng suy cho cùng thì

điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được chia

ra làm bốn điều kiện cơ bản là có thiệt hại xảy ra; có hành vi vi phạm pháp luật; có

lổi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại.

1.3.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dưới thời Pháp

thuộc.

Năm 1858, là năm đánh dấu sự sụp đổ của nhà Nguyễn, đất nước ta chính thức rơi vào tay giặc Pháp. Trong giai đoạn này thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ để cai trị: Bắc Kỳ và Nam kỳ. Do tình hình nước ta lúc bấy giờ lệ thuộc vào thực dân Pháp và thực dân Pháp thực thi pháp luật để cai trị nước ta bằng cách ban hành ra Bộ dân luật Bắc Kỳ ngày 30/3/1931 và được áp dụng trên toàn miền Bắc.

Bộ luật này chủ yếu dựa trên hai bộ luật dân sự Napoleon của Pháp (1804) và Bộ

luật dân sự Thụy Sỹ (1912). Theo nghiên cứu của các nhà luật học thì Bộ luật dân

sự Bắc Kỳ bước đầu đã phản ánh được các tục lệ truyền thống của người Việt

Nam bên cạnh đó có những quy định khác so với những nước phương Tây và

Trung Quốc. Đối với các tỉnh thuộc Trung Kỳ, Pháp tạo đà cho sự ra đời của Bộ

Hoàng Việt Trung Kỳ (1939), do Ban tư pháp Huế soạn thảo từ ngày 13/6/1936

đến tháng 9/1939 mới hòan thành. Về bản chất thì Bộ luật này đã sao chép chủ yếu

từ Bộ dân luật Bắc Kỳ nhưng có sửa đổi và bổ sung một số điều11. Do vào giai

đoạn này mọi mặt của toàn thế giới đều có đà phát triển mạnh mẽ qua đó thì luật

pháp cũng phải chuyển mình để hòa hợp cùng nền văn minh đó. Hai Bộ luật mà Pháp ban hành tại nước ta vào thời điểm đó cũng có được sự tiến bộ hơn luật ở

thời đại phong kiến nói chung, như đã có sự tách biệt giữa trách nhiệm dân sự và hình sự, xác định yếu tố lỗi có phần rõ hơn hay yếu tố lỗi phù hợp với thực tế…

Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì luật

thời kỳ này cũng căn cứ chủ yếu vào bốn điều kiện cơ bản để quy ra trách nhiệm

bồi thường thiệt hại hay không. Bao gồm: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp

11 Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Viện nghiên cứu

luật, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra.

1.3.3. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ năm 1945 đến

nay.

Khi mà đất nước ta hoàn toàn được độc lập, Đảng và nhà nước ta bước đầu xây

dựng lại đất nước sau khi cuộc chiến kết thúc, bước sang 1946 bản Hiến pháp đầu

tiên của nước ra được ban hành. Nó như là một lời khẳng định với thế giới rằng ta đã làm chủ đất nước và đang trong quá trình xây dựng lại đất nước. Bước sang năm 1959 thì bản Hiến pháp thứ hai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra

đời. Đến lúc này đã đề cặp đến vấn đề bồi thường thiệt hại của nhà nước ta trong

lĩnh vực trưng mua, trưng dụng và trưng thu vì lợi ích chung của cộng đồng (Điều

20 Hiến pháp 1959).

Vào năm 1972 thấy được sự thiếu soát trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại,

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành ra Thông tư hướng dẫn việc bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng, Thông tư số 173/UBTP ngày 23/02/1972. Các quy định về

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó không có đề cặp đến

vấn đề bồi thường cho những tổn thất về tinh thần như danh dự, nhân phẩm, uy

tín. Phần lớn chỉ chú trọng đến thiệt hại về vật chất và xem tính mạng, sức khỏe con người là phần không thể tính toán cụ thể bằng tiền được. Bồi thường thiệt hại

chỉ nhằm bù đắp những tổn thất về thiệt hại, tạo điều kiện cho người bị thiệt hại và

gia đình sớm khắc phục được những khó khăn. Những căn cứ chủ yếu để quy ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là các yếu tố như: thiệt hại, hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật, lỗi của người gây thiệt hại, mối quan hệ

nhân quả giữa hành vi gây ra thiệt hại và thiệt hại.

Đến khi ban hành ra Hiến pháp năm 1980, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng lại được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện tại lúc

bấy giờ. Ngày 05/4/1983 Tòa án nhân dân Tối cao ban hành ra thông tư số

03/TAND về hướng dẫn bồi thường thiệt hại do tai nạn ô tô. Về căn cứ chủ yếu

làm phát sinh ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là các yếu tố như: thiệt hại, hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật, lỗi của người gây

thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ra thiệt hại và thiệt hại.

Bước sang Hiến pháp 1992, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt

luật, những giá trị tinh thần được nâng cao, bên cạnh việc bồi thường thiệt hại về

vật chất thì phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Đến năm 1995, trên tinh thần tập

hợp nhiều văn bản liên quan đến trách nhiệm dân sự nói chung và trong đó có

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để tạo ra được Bộ luật dân sự đầu

tiên của nước ta vào năm 1995, quy định chung về lĩnh vực dân sự. Theo quy định

của Bộ luật dân sự 1995, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng chủ yếu dựa vào yếu tố thiệt hại, hành vi trái pháp luật gây ra thiệt

hại, lỗi của người gây ra thiệt hại và mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt

hại. Những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

của BLDS 1995 vẫn được áp dụng cho BLDS đang hiện hành (BLDS 2005). Năm

2006 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra nghị quyết số 03/2006/NQ-

HĐTP ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

1.4. Vai trò của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ. thông đường bộ.

Chế định về bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Có những phát sinh mà hệ

quả của nó dẫn đến việc gây thiệt hại cho người khác, để những thiệt hại đó sớm được khắc phục thì phải có ai nhận phần trách nhiệm đó. Vì vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã xuất hiện từ rất sớm và không thể thiếu đối với con người Việt

Nam nhất là trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa), giai đoạn mà chúng ta đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ và sự phát sinh

những hệ quả ngoài ý muốn là không thể nào tránh khỏi.

Khi chúng ta nhìn ra bên ngoài, thì một số nước cũng có những quan điểm tương đồng với luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và xem đây là một chế định quan trọng, tạo ra sự công bằng trong quan hệ dân sự.

Tuy giữa Việt Nam và các nước có quy định khác nhau về hình thức, cách xác định thiệt hại nhưng đều hướng đến việc bảo vệ lợi ích của người bị gây thiệt hại hay người gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của

mình. Trong BLDS của Pháp có quy định, bất cứ một hành vi nào mà nó có thể là hành vi cẩu thả hoặc không thận trọng mà gây thiệt hại cho người khác thì phải có

trách nhiệm bồi thường hay trong BLDS Thái Lan có nói, một người nào đó cố

sống, thân thể, sức khỏe, tài sản thì bị coi là hành vi sai trái phải có nghĩa vụ bồi thường tổn thương đó. Luật Việt Nam coi một hành vi là cố ý hay vô ý mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khac mà dẫn đến thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường (Điều 604 BLDS 2005). Nhìn chung pháp luật Việt Nam coi trọng và xem bồi thường thiệt hại rất quan trọng đối

với đời sống dân sự Việt Nam.

Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta không muốn điều đó xảy ra nhưng nó vẫn phải xảy ra và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong

những vấn đề diễn ra thường xuyên. Pháp luật được đặc ra trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm sớm ổn định tình hình, tạo điều kiện cho người bị

thiệt hại giảm bớt được gắng nặng đó và buộc người có hành vi xâm phạm phải có

trách nhiệm tiếp ứng người bị thiệt hại ổn định lại tình hình ban đầu. Mục đích

chính của trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quan điểm của người viết cho rằng đó là một biện pháp nhằm khắc phục hậu quả, về bản chất thì có thể xem đây là một món nợ mà người trả nợ không bao giờ muốn trả nhưng vì một hành vi đã trái

theo quy định của pháp luật và đã gây thiệt hại cho người khác thì phải có nghĩa

vụ đối với thiệt hại và tổn thất đó.

Trách nhiệm bồi thường nói chung và riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng là rất quan trọng vì nó nói lên một điều rằng khi có một quan

hệ xã hội phát sinh mà hệ quả là có thiệt hại xảy ra thì phải có ai đó chịu trách

nhiệm về nó trừ những trường hợp luật quy định không phải bồi thường thiệt hại. Như đã phân tích bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường

bộ là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hai chức năng chính12:

Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị

xâm hại.

Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt

hại. Tuy nhiên, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì không còn cơ

hội để khắc phục, bù đắp được nữa.

Thực chất, chế định bồi thường thiệt hại là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay

một bên thứ ba nào khác). Chế định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ

chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể

khác, không những họ sẽ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu

quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại.

Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần nâng cao tính

trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể.

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ

VIỆC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG

CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai

nạn giao thông đường bộ.

Như đã phân tích trong Chương 1 luận văn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng, do đó các quy định chung của pháp luật điều chỉnh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chính là điều chỉnh trách nhiệm

bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB; cơ sở pháp lý chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chính là cơ sở pháp lý của trách nhiệm

bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB nhưng được cụ thể hóa trong từng điều

kiện cụ thể. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường

thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần13.

Cơ sở pháp lý chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã

được thể hiện tại Điều 604 BLDS cụ thể là: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm

phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích

hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc

các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Từ quy định này có thể thấy cơ sở pháp lý chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bốn điều kiện sau đây14:

 Có thiệt hại xảy ra;

 Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra;

 Người gây ra thiệt hại phải có lỗi.

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)