Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại trong các vụ ta

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 83)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại trong các vụ ta

nạn giao thông đường bộ.

* Yếu tố tâm lý và nhận thức

Trước đây và ngay cả hiện nay, trong nhận thức của một số người còn tồn tại

quan niệm chưa đúng, chưa đầy đủ về tai nạn giao thông. Họ cho rằng tai nạn giao

thông xảy ra là không may, những người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là do “số”, do “năm xung, tháng hạn” chứ không phải là do hành vi vi phạm các quy định

về trật tự an toàn giao thông gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, là nhân tố gây mất ổn định trật tự xã hội, gây tâm lý lo lắng cho mọi người khi tham gia vào các hoạt động giao thông vận tải.

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, do nhận thức không đúng về lỗi cho

nên khi nạn giao thông xảy ra giữa người đi bộ, đi xe đạp với xe có động cơ thì

thường quy lỗi cho người điều khiển xe máy, xe ôtô... Nếu giữa mô tô, xe máy và xe ôtô, thì thường quy lỗi cho người điều khiển xe ôtô. Rất nhiều vụ người đi bộ, đi xe đạp, xe có động cơ nhỏ lại là nguyên nhân chủ yếu có tính chất quyết định

gây ra tai nạn, song người điều khiển xe có động cơ lớn vẫn bị quy là có lỗi.

Chính từ sự nhận thức và những quan niệm như trên nên đã dẫn tới tình trạng:

nhiều trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, nhưng chủ

khó khăn tạm thời. Thực chất, đây là một khoản tiền trợ cấp khó khăn, có ý nghĩa nhân đạo hoàn toàn khác với trách nhiệm bồi thường.

* Trường hợp do lỗi của người thứ ba nhưng không xác định được người gây

thiệt hại hoặc người gây thiệt hại bỏ trốn

Như đã phân tích, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông phát sinh khi có đủ bốn điều kiện: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có

mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, có lỗi, nhưng các yếu tố này chỉ là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường chứ không

phải là căn cứ để xác định chủ thể phải bồi thường và ấn định mức bồi thường. Nhưng trên thực tế trong nhiều vụ tai nạn, người gây tai nạn đã điều khiển phương

tiện bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm và trách nhiệm bồi thường.

Khác với những vụ người gây tai nạn bỏ chạy, yếu tố chủ quan của người điều

khiển phương tiện là cố tình trốn tránh trách nhiệm thì trong những vụ tai nạn do

lỗi của người thứ ba hoặc lỗi của người thứ ba khó có thể xác định ngay lập tức lỗi

của các bên. Thường khi tai nạn xảy ra, mọi người chỉ chú ý việc cấp cứu người bị

nạn, bảo vệ hiện trường và chỉ tập trung sự chú ý vào các phương tiện được xem là gây tai nạn. Bản thân người thứ ba trong nhiều trường hợp về mặt chủ quan, họ

không thấy được lỗi của mình đối với hậu quả xảy ra. Do vậy, vấn đề khó khăn đặt ra là khi xác định nguyên nhân tai nạn là do hành vi vi phạm các quy định trật tự

an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện gây tai nạn rồi bỏ chạy hoặc

do lỗi của người thứ ba, nhưng không buộc được họ bồi thường vì việc điều tra và truy tìm thủ phạm không có kết quả. Điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện

trách nhiệm bồi thường.

* Tình trạng kinh tế của người gây thiệt hại

Theo nguyên tắc chung quy định tại điều 605 BLDS 2005, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời, có xem xét đến khả năng kinh tế của người gây thiệt hại trong trường hợp do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người đó. Khi xác định đầy đủ các thiệt hại, người gây

thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại để bù đắp những

tổn thất, khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp trở lại trạng thái ban đầu trước khi bị thiệt hại. Tuy nhiên, để bảo đảm công bằng, trong trường hợp do lỗi

vô ý gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài, người gây

công bằng, việc giảm mức bồi thường còn bảo đảm tính khả thi, có cơ sở thực tế để

thực hiện của việc đền bù thiệt hại, bảo đảm ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường.

Nếu Tòa án tuyên án với mức bồi thường quá cao so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại, trước hết là họ không thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường, mặt

khác còn làm giảm ý nghĩa giáo dục chung.

Trong các vụ TNGTĐB, lỗi của người gây thiệt hại là lỗi vô ý. Để giảm trách

nhiệm bồi thường chỉ cần xem xét mức bồi thường với khả năng kinh tế của người

gây thiệt hại.

Xác định thế nào là thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại cần được xem xét trong từng trường hợp cụ thể bởi

cũng một mức độ thiệt hại xảy ra nhưng so sánh với khả năng kinh tế của người

này là quá lớn nhưng đối với người khác thì không.

Vấn đề đặt ra là việc bồi thường thệt hại sẽ giải quyết như thế nào khi người

gây tai nạn phải chấp hành hình phạt tù mà không có tài sản riêng, nhất là trường

hợp người gây tai nạn chưa có gia đình sống cùng với bố mẹ mà thu nhập chỉ đủ

nuôi sống bản thân, không có tích lũy, không đóng góp gì cho gia đình hoặc thu

nhập của bị cáo chỉ đủ nuôi sống bản thân và cấp dưỡng để nuôi bố mẹ. Rõ ràng

trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại rất khó thực hiện được.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)