Chi phí hợp lý cho việc mai táng

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 55)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng

Chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm29: các khoản tiền mua quan tài, các vật

dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông

lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống,

xây mộ, bốc mộ...

Trước hết cần làm rõ thế nào là chi phí hợp lý30. Có phải căn cứ vào tình hình chung ấn định một mức chi phí chung cho việc mai táng là hợp lý? Chúng tôi cho

rằng chi phí hợp lý là phải bảo đảm các khoản chi phí đó đúng thực tế tùy từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể phù hợp với giá cả của mỗi nơi. Ví dụ cùng một cỗ

quan tài với chất gỗ như nhau, các tiêu chuẩn khác tương đương nhau, nhưng chắc

chắn rằng ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh giá cả cao hơn rất nhiều (có khi

gấp đôi) so với miền núi.

Các khoản chi phí đúng thực tế tùy từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể là các khoản chi phí mà thông thường ở địa phương đó, trong hoàn cảnh đó thì bất kỳ người nào bị chết cũng phải chi. Các khoản chi phí đúng thực tế tùy từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể bao gồm hai loại:

Loại thứ nhất là các khoản chi phí mà bất kỳ ở địa phương nào cũng phải có; đó là:

 Chi phí bảo quản xác bao gồm việc thu xác, vệ sinh xác chết, bảo quản xác trước khi chôn cất;

 Chi phí mua quan tài, các đồ vật dụng tối thiểu cho việc khâm liệm;

 Chi phí cho việc khâm liệm;

 Chi phí cho việc thuê xe tang hoặc thuê phương tiện đưa xác đến nơi mai

táng;

 Chi phí cho việc chôn cất.

 Loại thứ hai là các khoản chi phí tùy từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ

thể:

29 Xem Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

30 Một số ý kiến về việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, Nguyễn Thanh Hồng, Công

 Tùy từng địa phương là nếu như theo phong tục tập quán của địa phương đó, ngoài các khoản chi phí cho các việc mai táng mà bất kỳ ở địa phương

nào cũng phải có. Ví dụ: một địa phương nào đó theo phong tục tập quán

cần phải làm nhà hoa cho người chết, thì việc chi phí làm nhà hoa đó cần được tính đến.

 Tùy từng hoàn cảnh cụ thể là phải xem xét từng trường hợp chết để chấp

nhận hay không chấp nhận khoản chi phí chỉ có trong trường hợp cụ thể đó.

Ví dụ: Người bị chết là một người theo đạo thiên chúa. Gia đình của người

bị chết yêu cầu phải có một cây thánh giá chôn đầu mộ thay cho mộ chí với

chi phí cao gấp đôi chi phí cho việc làm mộ chí. Trong trường hợp cụ thể

này khoản chi phí cho việc làm cây thánh giá là thực tế.

Các khoản chi phí đúng thực tế trên đây phải hợp lý về giá cả, tức là mức chi

phí cho các khoản này buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho thân nhân của người bị chết trong TNGTĐB là phù hợp với giá cả tại địa phương tại thời điểm

mai táng. Phù hợp với giá cả tại địa phương có nghĩa là mức chi phí cho việc mua

sắm một vật dụng nào đó hoặc chi phí cho một công việc nào đó mà thân nhân của người bị chết đưa ra là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện ở địa phương đó. Như đã đề cập trong ví dụ trên về việc mua sắm một cỗ quan tài, không thể lấy giá cả ở địa phương này để làm căn cứ buộc người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

trong các vụ TNGTĐB ở địa phương khác phải bồi thường; cũng như không thể

lấy giá cả ở địa phương khác để làm căn cứ buộc người được bồi thường thiệt hại

trong các vụ TNGTĐB ở địa phương này phải chấp nhận và ngược lại.

Để có sự thống nhất trong việc xác định chi phí hợp lý cho việc mai táng

chúng tôi kiến nghị cần có văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hướng dẫn cụ thể

chi phí hợp lý cho việc mai táng trong các vụ TNGTĐB.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 55)