Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 34)

4. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là sự mất mát mà một chủ thể của quan hệ pháp luật phải gánh chịu,

là sự thay đổi tình trạng theo chiều hướng xấu: một người có tài sản bị mất tài sản đó, một người có sức khỏe bình thường nay trở nên yếu đi,… Tình trạng bị thay

13 Xem khoản 1 Điều 307 BLDS 2005

14 Xem Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài

đổi có thể là tình tràng vật chất (tài sản, tính mạng, sức khỏe) hoặc tình trạng tinh

thần (danh dự, uy tín)15.

Đây là điều kiện cấu thành cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB nói riêng, là điều kiện bắt buộc đầu tiên để xem xét có phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không. Bồi thường chính là nhằm khôi phục lại toàn bộ hoặc một phần

tình trạng tài sản trước khi xảy ra thiệt hại hoặc bù đắp những tổn thất do tính

mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm, nên thiệt hại được coi là điều

kiện có ý nghĩa quan trọng. Không thể có trách nhiệm bồi thường khi không có

thiệt hại nào xảy ra.

Thiệt hại được hiểu theo nghĩa thông thường đó là “bị tổn thất, hư hao về người

và của”, là sự giảm bớt những lợi ích vật chất hay tinh thần của một người do có sự

kiện gây thiệt hại của người khác và có thể xác định bằng một khoản tiền nhất định. Thiệt hại phải thực tế, tồn tại khách quan mà tất cả mọi người đều phải công

nhận. Thiệt hại gây ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội được pháp

luật bảo vệ, đồng thời cũng phản ánh hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, pháp nhân và của toàn xã hội, mà sự biểu hiện về mặt vật chất là làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản, gây tổn

hại đến tính mạng, sức khỏe, tổn hại về tinh thần dẫn tới thiệt hại về tài sản của người khác.

Để bảo đảm sự tồn tại bình thường của xã hội, pháp luật đã quy định những

hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên,

khi đánh giá một thiệt hại là cơ sở để xác định trách nhiệm phải nhìn nhận thiệt hại

một cách khách quan chứ không được suy diễn một cách chủ quan. Pháp luật dân

sự phân chia thiệt hại thành thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần.

Thiệt hại vật chất theo quy định tại nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày

08/7 2006 là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt

hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do

tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh

dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

15 Trích giáo trình Luật dân sự 2 Đại học Cần Thơ năm 2003, TS. Nguyễn Ngọc Điện (có điều chỉnh các điều luật cho phù hợp với BLDS 2005)

Tại Điều 608 BLDS 2005 thì thiệt hại tài sản bao gồm: “Tài sản bị mất, bị

hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi

phí hợp lý để ngăn chặn hạn chế và khắc phục thiệt hại”.

Thiệt hại thực tế là sự hư hỏng, mất mát về tài sản, sự đau đớn về thể xác, cái

chết của con người, sự giảm sút hoặc mất thu nhập, các chi phí để khôi phục lại

tình trạng vốn có ban đầu là hậu quả của chính hành vi vi phạm pháp luật. Thiệt

hại này không phải là thiệt hại suy diễn. Người có hành vi trái pháp luật chỉ phải

bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra trong thực tế. Thông thường, người bị thiệt hại thường có xu hướng đưa ra những thiệt hại rất lớn và có tính suy diễn, trong đó có

cả những thiệt hại được suy diễn theo hình thức không chân thực. Trong trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại phải tính toán được tương đương với một số lượng tiền nhất định mới bảo đảm đầy đủ cơ sở cho việc bồi thường. Tuy nhiên, đối với những thiệt hại về mặt tinh thần không thể tính toán bằng

tiền, Tòa án có thể căn cứ vào từng trường hợp xác định số tiền bù đắp tổn thất về mặt

tinh thần nhằm bảo đảm quyền lợi của người bị tai nạn và gia đình họ. Ví dụ: Do chồng đã chết, đứa con duy nhất bị chết trong tai nạn giao thông, người mẹ đau

buồn, ngã bệnh và nghỉ việc quá thời gian quy định của pháp luật lao động, dẫn đến đã bị mất việc làm. Trong trường hợp cụ thể này hoàn toàn có đủ cơ sở và điều kiện

buộc người gây tai nạn phải bồi thường cho người mẹ này những thiệt hại thực tế

do thiệt hại về mặt tinh thần gây ra.

Đối với thiệt hại về mặt tinh thần, còn có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc bồi thường trong pháp luật của các nước. Trong pháp luật Việt Nam trước đến nay, thuật ngữ “tinh thần” được sử dụng trong nhiều ngành luật.

Trong luật hình sự, trạng thái tinh thần là một dấu hiệu cấu thành tội phạm: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân

thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”16 và là tình tiết giảm

nhẹ “bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra”17.

Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận có thiệt hại về mặt tinh thần, song không

chấp nhận việc bồi thường thiệt hại với lý do những thiệt hại tinh thần được coi là

16 Xem khoản 1 Điều 95 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

những quan hệ gắn liền với nhân thân, không thể dùng tiền để bồi thường thay cho

giá trị tình cảm, không ước lượng được bằng một số tiền cụ thể các thiệt hại về

mặt tinh thần. Có quan điểm cho rằng thiệt hại về mặt tinh thần chỉ là khái niệm xã hội, không thể dùng tiền hay vật chất để chuộc lại, mua lại được, sự tổn hại về mặt

tinh thần là ở trong phạm vi tình cảm, không thể ước lượng bằng tiền. Song cũng có quan điểm cho rằng bồi thường một số tiền có thể khắc phục một phần nào thiệt

hại về mặt tinh thần. BLDS trong mục xác định thiệt hại do tính mạng sức khỏe có đề ra “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần” và ấn định mức cụ thể trong từng trường

hợp là do Tòa án quyết định nhưng đối đa không quá sáu mươi tháng lương tối

thiểu do nhà nước quy định.

Theo người viết, BLDS quy định trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần18, tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án nhân dân quyết định buộc người xâm phạm đến sức

khỏe, tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về

mặt tinh thần cho người bị thiệt hại về sức khỏe, cho người thân thích gần gũi nhất

của người bị xâm phạm tính mạng là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, phù hợp với

phong tục tập quán, truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.

Thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ là thiệt hại về vật chất và tinh thần, phát sinh bởi các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.

* Sự thiệt hại vật chất trong các vụ TNGTĐB thường rất dễ dàng nhận thấy,

bao gồm: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người bị tai nạn hoặc làm hư hỏng,

mất mát tài sản. Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ - đường sắt, trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã xảy ra hơn 6.500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 5.600 người và bị thương hơn 4.800 người. Điều rất đáng chú ý là ngoài những con số thống kê trên còn có hơn 18.000 vụ va chạm giao thông khiến 23.000 người bị thương. Ngoài những thiệt hại rất lớn về tính mạng, xã hội còn phải gánh chịu hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông gây ra. Thượng tá Trần Sơn- Phó phòng Hướng dẫn luật và điều tra xử lý tai nạn giao thông, Cục CSGT đường

bộ - đường sắt cho biết: Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á thì Việt

Nam mất tới 885 triệu USD/năm cho chi phí tổn thất về người và vật chất do tai

18 Trích giáo trình Luật dân sự 2 Đại học Cần Thơ năm 2003-TS Nguyễn Ngọc Điện (có điều chỉnh các điều luật cho phù hợp với BLDS 2005)

nạn giao thông gây ra19. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực lớn của ngành Y tế

dành cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng cho các nạn nhân. Con số thiệt hại

này còn cao hơn cả tổng giá trị tiền thuốc sử dụng cho 84 triệu dân trong năm

2005 là 817 triệu USD. Khác với thiệt hại tinh thần do các hành vi trái pháp luật

khác gây ra, trong các vụ TNGTĐB thiệt hại tinh thần là hệ quả của sự thiệt hại về

tính mạng, sức khỏe có thể kéo theo tổn thất về mặt tinh thần. Đó là những đau thương của những người có người thân thích bị chết, là sự đau khổ của những người bị tàn tật sau tai nạn giao thông. Đây là một loại thiệt hại rất khó định lượng, khó tính toán cụ thể.

Thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong các vụ TNGTĐB phải là hậu quả của chính hành vi vi phạm pháp luật an toàn giao thông vận tải. Người có

hành vi trái pháp luật chỉ phải bồi thường những thiệt hại thực tế, chắc chắn,

không suy diễn và có thể tính toán được.

Hiện nay, trong thực tiễn giải quyết các vụ TNGTĐB, có những trường hợp người bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường những thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng người bị thiệt hại có xu hướng đưa ra những thiệt hại rất lớn và có tính suy diễn là tương đối phổ biến. Họ khai rất cao những chi phí như: Chi phí sửa

chữa tài sản, chi phí đi lại, thuốc men, tiền mai táng phí... và kể cả những thiệt hại được suy diễn theo chủ quan.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 34)