4. Kết cấu của luận văn
2.2.3.2. Thiệt hại về tài sản
Thiệt hại tài sản là hành lý, tư trang của hành khách, hàng hóa chuyên chở trên
các phương tiện và tài sản của các đối tượng khác.
32 Xem Điều 608 BLDS 2005
Thiệt hại tài sản là hành lý, tiền, tư trang của hành khách, của những người khác trên phương tiện có thể bị hư hỏng hay bị mất cắp, bị thất lạc. Trong nhiều trường hợp tai nạn xảy ra, tài sản của hành khách đi trên xe nhất là tư trang, tiền, đồ trang sức bị kẻ xấu lấy mất. Việc mất tài sản này có thể là thực tế, có căn cứ xác định nhưng cũng có những trường hợp là người bị thiệt hại khai báo nhưng không có căn cứ hay khó có căn cứ để xác định.
Ví dụ: Xe ôtô biển kiểm soát 38A-07-15 bị kẹt tay lái đã đâm vào xe ôtô KD-21-
39 làm 20 người đi trên xe KD-21-39 bị thương. Khi tai nạn xảy ra, có nhiều người dân tại nơi xảy ra tai nạn đã lên xe để cấp cứu người bị thiệt hại. Trong quá trình điều tra, những người bị thiệt hại đã khai báo: lúc bất tỉnh họ đã bị kẻ xấu lấy
trộm tiền và tư trang. Nếu chấp nhận việc mất trộm này để buộc người gây thiệt
hại bồi thường là không thỏa đáng.
Thực tiễn hiện nay, khi tai nạn xảy ra tình trạng kẻ xấu lợi dụng việc cấp cứu người bị nạn để trộm cắp tài sản không còn là hiện tượng đơn lẻ. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, lợi dụng việc xảy ra tai nạn nhiều người bị thiệt hại đã
khai báo không đúng, không chính xác về việc mất tài sản cá nhân để nhằm mục đích để được bồi thường cao hơn hoặc để được hưởng tài sản không có căn cứ (do
không bị mất tài sản mà khai báo có bị mất).
Khi tính giá trị thiệt hại, còn có quan điểm chưa thống nhất về vấn đề chọn
thời điểm để xác định thiệt hại và pháp luật cũng chưa có các quy định cụ thể. Có
ý kiến cho rằng tính giá trị tài sản bị thiệt hại dựa vào giá cả ở thời điểm xảy ra tai
nạn; ý kiến khác cho rằng giá trị tài sản bị thiệt hại xác định dựa vào giá cả ở thời điểm giải quyết tranh chấp về BTTH. Trong điều kiện kinh tế ở nước ta hiện nay,
giá cả chưa thật sự ổn định, có những lúc giá cả tăng giảm bất thường. Do vậy,
việc tính toán giá trị tài sản nếu chỉ dựa vào một trong hai quan điểm trên đều
không công bằng và hợp lý. Vì vậy, nếu trong trường hợp giá trị tài sản có sự
chênh lệch lớn, có thể xác định giá trị tài sản bị thiệt hại bằng cách quy đổi giá trị
tài sản tại thời điểm bị thiệt hại bằng giá trị một loại tài sản khác có giá trị tiêu dùng thiết yếu, phổ biến, giá cả ổn định. Khi giải quyết quy đổi giá trị tương đương đó thành tiền và buộc bồi thường. Trong trường hợp sự chênh lệch không
lớn, thì xác định theo giá cả loại tài sản có trên thị trường.