Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 38)

4. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Trong luật dân sự, hành vi gây thiệt hại (hành vi khách quan) là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động và do vậy là nguyên nhân gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội (khách thể). Hành vi gây thiệt hại là cầu

nối giữa người gây thiệt hại (chủ thể) với đối tượng tác động tức là các quan hệ xã hội (khách thể). Không thể có người gây thiệt hại khi không có hành vi gây thiệt

hại. Hành vi gây thiệt hại có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành

động. Hành động và không hành động đều là những “biểu hiện” của con người ra

ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho

quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

19

Xem http://vietbao.vn/Xa-hoi/VN-thiet-hai-885-trieu-USD-nam-vi-tai-nan-giao- thong/40222805/157/

Hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó trực tiếp tác động đến đối tượng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng, gây

thiệt hại cho khách thể. Hành động gây thiệt hại có thể chỉ là một tác động đơn

giản xảy ra một lần trong một thời gian ngắn hoặc có thể là tổng hợp nhiều tác động khác nhau, hay là giống nhau, nhưng được lặp đi, lặp lại liên tục trong một

thời gian dài. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào

đối tượng gây thiệt hại hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại.

Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó

làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho

khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải

làm mặc dù có đầy đủ điều kiện để làm việc đó.

Với sự phân tích trên cho thấy hành vi gây thiệt hại có các đặc điểm sau:

* Hành vi gây thiệt hại là hoạt động có ý thức và ý chí. Điều đó có nghĩa là khi nói đến hành vi gây thiệt hại của một người, thì phải hiểu đó là hành vi có ý thức và ý chí. Không thể có hành vi gây thiệt hại mà những “biểu hiện” bên ngoài của nó không được ý thức của chủ thể kiểm soát hay không được ý chí của họ điều

khiển.

* Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Điều đó có nghĩa là hành vi gây thiệt hại đó phải là hành vi mà pháp luật cấm thực hiện. Nếu hành vi

đó mà pháp luật không cấm thực hiện thì người thực hiện hành vi dù gây thiệt hại

vẫn không phải bồi thường. Ví dụ: Gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng;

gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng...

Trong các vụ TNGTĐB, các hành vi gây thiệt hại bao gồm:

* Các hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào vi phạm một trong những quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà gây thiệt hại đều phải

bồi thường. Các hành vi đó có thể là: đi quá tốc độ; chở quá trọng tải quy định; tránh, vượt trái phép; không đi đúng tuyến đường hoặc phần đường và các hành vi khác vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ do cơ quan

* Các hành vi cản trở giao thông đường bộ20. Các hành vi này có thể là:

đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt trái phép chướng

ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường

bộ; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; lấn

chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ; vi

phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ và các hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

Các hành vi gây thiệt hại trên đây là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB, tức là trách nhiệm dân sự. Ngoài ra, đối với người thực hiện một trong các hành vi này, thì tùy vào mức độ

mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hay sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

Nguyên nhân trong mối quan hệ nhân quả được pháp luật nghiên cứu là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân khách quan dẫn

tới sự phát sinh kết quả mà không có nguyên nhân đó, thì không thể nào phát sinh thiệt hại với tính cách là kết quả. Đây cũng chính là cơ sở khách quan của trách

nhiệm, có xác định được mối quan hệ này mới buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người có lỗi không nhất thiết phải bồi thường tất cả

các thiệt hại phát sinh sau khi xảy ra hành vi gây thiệt hại của mình: Chỉ những

thiệt hại nào là hệ quả tất yếu của việc phạm lỗi mới thuộc phạm vi trách nhiệm

của người có lỗi. Nói cách khác, người có lỗi chỉ phải chịu trách nhiệm đối với

những thiệt hại mà mình là tác giả21.

Xác định mối quan hệ nhân quả là xác định thiệt hại xảy ra phải đúng là kết

quả tất yếu của hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng có nghĩa là để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB. Xác định

hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nào là nguyên nhân gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi đó không, là rất

quan trọng và cần thiết bởi lẽ có xác định được mối quan hệ này mới có cơ sở

pháp lý buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

20 Xem Điều 8 Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008

Mối quan hệ nhân quả là sự liên hệ giữa hai hiện tượng trong đó một là nguyên nhân, một là kết quả. Phải có sự vận động của hiện tượng là nguyên nhân trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định mới nảy sinh hiện tượng là kết quả; do đó,

hành vi vi phạm là nguyên nhân phải có trước kết quả (thiệt hại xảy ra). Giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra phải có mối liên hệ nội tại và tất nhiên. Một hành vi vi phạm nhất định trong một điều kiện xác định thì chỉ làm nảy sinh ra hậu quả

này chứ không phải là hậu quả khác. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu

của hành vi vi phạm và ngược lại. Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra đúng là kết quả tất

yếu của hành vi trái pháp luật của họ. Nếu không xác định được mối quan hệ này sẽ không xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi vi phạm.

Xác định đúng quan hệ nhân quả là rất khó khăn, phức tạp và có ý nghĩa rất

quan trọng. Do vậy, việc đánh giá nguyên nhân của các vụ TNGTĐB gây thiệt hại

phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Quan hệ nhân quả là sự tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại

xảy ra, phải bảo đảm tính khách quan, phải đặt trong mối liên hệ tất nhiên, nội tại

của các hiện tượng chứ không được xác định quan hệ nhân quả theo lối nhận xét

chủ quan.

Phải phân biệt nguyên nhân với điều kiện. Sự khác nhau giữa nguyên nhân

và điều kiện và mối liên hệ của chúng với thiệt hại xảy ra là một tồn tại khách

quan. Việc xác định hành vi vi phạm nào là nguyên nhân và hiện tượng nào là điều

kiện trong thực tiễn là hết sức phức tạp, khó khăn nhưng rất cần thiết. Sẽ dẫn tới

sai lầm và sẽ đưa tới xác định không đúng chủ thể phải chịu trách nhiệm nếu coi điều kiện là nguyên nhân và ngược lại coi nguyên nhân là điều kiện. Nguyên nhân giữ vai trò có tính chất quyết định trong việc phát sinh ra kết quả, còn điều kiện có

liên hệ, là sự xúc tác để kết quả xảy ra. Ví dụ do điều khiển phương tiện chạy quá

tốc độ nên đã đâm vào người điều khiển xe đạp đi trái đường. Trong trường hợp này hành vi đi trái đường của người đi xe đạp chỉ là điều kiện, còn hành vi điều

khiển xe chạy quá tốc độ mới là nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp nếu không

hậu quả vẫn không xảy ra. Như vậy trong mối liên hệ nhân quả nguyên nhân là yếu

tố quyết định, điều kiện là yếu tố quan trọng đưa tới kết quả.

Nguyên nhân và điều kiện trong mối quan hệ nhân quả có thể là một hiện tượng hay tổng hợp các hiện tượng nhưng sự khác nhau giữa chúng là ở mối quan

hệ với hậu quả xảy ra. Nguyên nhân là cái nếu không có nó thì không bao giờ xảy

ra một hiện tượng, một sự vật nào khác (gọi là kết quả) và cũng không tồn tại điều

kiện. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, có nguyên nhân nhưng cũng sẽ không có

kết quả nếu không có điều kiện. Chính do sự quan hệ đan xen, tác động đa chiều như vậy nên trong nhiều vụ tai nạn giao thông việc xác định nguyên nhân và điều

kiện là rất khó khăn, dễ lẫn lộn giữa nguyên nhân với điều kiện. Về nguyên tắc,

không có việc hiện tượng này chỉ là nguyên nhân và hiện tượng kia chỉ là điều

kiện. Để xác định chính xác hiện tượng nào là nguyên nhân, hiện tượng nào là

điều kiện trong các vụ TNGTĐB thì phải căn cứ vào diễn biến cụ thể của từng vụ

tai nạn mà có kết luận. Có thể dẫn ra đây một ví dụ cụ thể: Ngày 1-11-1996 Nguyễn Xuân Luận ở xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa điều

khiển xe mô tô biển số 36-733-F9 trên xe có chở 4 bì hàng. Khi xe chạy tới cầu

Sông Hoàng thuộc địa phận xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương phía trước có

một người đi xe đạp cùng chiều lai hai bì hàng và nhiều học sinh đi ngược chiều.

Luận đã điều khiển xe vượt người đi xe đạp đồng thời điều khiển xe tránh vũng nước giữa mặt đường. Do liệng tránh đột ngột nên đầu phải bao hàng trên xe của

Luận đã va vào cháu Giang, làm cháu Giang rơi xuống sông và bị chết. Tại phiên tòa, Luận khai rằng do tránh vũng nước và những người đi ngược chiều, cùng với

việc đoạn cầu nơi cháu Giang bị rơi xuống sông không có lan can nên mới dẫn đến

cái chết của cháu. Trong trường hợp này, nguyên nhân xảy ra tai nạn là do hành vi

điều khiển phương tiện của Luận vi phạm các quy định về tránh vượt, còn các lý do mà Luận đưa ra chỉ được xem như là những điều kiện mà thôi.

Trong nhiều vụ TNGTĐB, người bị thiệt hại ban đầu chỉ bị thương, nhưng sau đó thì bị chết trong quá trình điều trị. Hiện còn có nhiều tranh luận về người bị tử

vong sau khi bị tai nạn giao thông. Trong những trường hợp này phải xác định

nguyên nhân tử vong thì mới có cơ sở cho việc tính toán bồi thường. Pháp luật các nước có những quy định khác nhau về vấn đề này.

Tóm lại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và thiệt hại xảy ra là một mối liên hệ tất nhiên, tuân theo

quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Việc xác định mối quan hệ nhân quả phải phân biệt được nguyên nhân và điều kiện; phân biệt được nguyên nhân nào là chủ yếu nguyên nhân nào là thứ yếu, nguyên nhân trực

tiếp, nguyên nhân gián tiếp. Có như vậy mới có thể xác định trách nhiệm bồi thường một cách chính xác.

2.1.4. Người gây ra thiệt hại phải có lỗi.

Con người là chủ thể có lý trí và tự do về ý chí. Một người khi thực hiện một

hành vi họ có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một cách xử sự khác cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội là tự do về ý chí. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi trái pháp luật của mình, nếu nhận thức được hành vi vi phạm pháp

luật song vẫn cố tình xử sự và như vậy buộc họ phải chịu trách nhiệm về sự lựa

chọn của mình. Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại buộc phải chịu trách

nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xác định lỗi của người gây thiệt hại không chỉ có ý

nghĩa quan trọng khi quyết định họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà còn có ý nghĩa quyết định khi xác định mức bồi thường thiệt hại.

Lỗi được biểu hiện ở sự lựa chọn, quyết định và thực hiện một hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho xã hội, cho người khác khi có nhiều khả năng xử sự khác. Như vậy, xác định một người có lỗi hay không cần xem xét trong trường

hợp cụ thể họ có khả năng xử sự phù hợp với lợi ích xã hội nhưng họ không lựa

chọn khả năng đó. Chính vì vậy, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường

trong luật dân sự Việt Nam căn cứ vào bốn yếu tố là: sự thiệt hại; hành vi vi phạm

pháp luật; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và sự thiệt hại xảy ra;

lỗi của người gây thiệt hại.

Căn cứ vào cấu thành trên lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý hoặc vô

ý.

 Lỗi cố ý là biểu hiện trạng thái tâm lý của một người biết hành vi của mình là sai, thấy rõ hậu quả của hành vi đó, có ý thức mong muốn đạt được kết

quả hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả của hành vi đó xảy ra.

 Lỗi vô ý là biểu hiện trạng thái tâm lý của người gây thiệt hại thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, cho rằng thiệt hại đó

không thể xảy ra và có thể ngăn ngừa được.

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người gây thiệt hại

vi phải ý thức được hành vi đó có đúng pháp luật hay không, có gây thiệt hại hay

không. Họ sẽ không phải chịu trách nhiệm khi họ chứng minh được rằng họ không

có lỗi.

Lỗi có ý nghĩa quan trọng khi quyết định người phải bồi thường và có ý nghĩa

quan trọng trong việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại. Trường hợp nếu thiệt

hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại sẽ không có trách nhiệm bồi thường.

Mức độ bồi thường phụ thuộc vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại và lỗi của người bị thiệt hại. Nếu người gây tai nạn do lỗi vô ý có thể được giảm mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng bồi thường.

Lỗi là vấn đề hết sức phức tạp, mặc dù đối với bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ nói chung và do phương tiện giao thông vận tải nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ngay cả khi chủ phương tiện không có lỗi. Tuy

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 38)