4. Kết cấu của luận văn
1.3. Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hạ
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Để có được những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn chỉnh như ngày nay thì chúng ta phải tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm từ các thời đại trước đó trong lịch sử pháp luật Việt Nam, thực ra ở Việt Nam không có một
công trình nghiên cứu nào về việc tìm ra các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng trải qua nhiều giai đoạn trong lịch sử qua
các triều đại có thể thấy được sự phát triển các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thông qua nghiên cứu được viết từ quyển “Một số vấn đề pháp
luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc của Viện nghiên cứu khoa
học pháp lý – Bộ Tư Pháp (Nxb Chính Trị quốc gia Hà Nội, 2008)”, có thể thấy được rõ ràng hơn về cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với một
thiệt hại xảy ra. Khi xét đến một thiệt hại xảy ra, các nhà luật học thời này cũng đặc ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải có thiệt hại, có lỗi của người gây ra
thiệt hại cũng như hành vi đó là hành vi trái pháp luật hay xác định mối quan hệ
lý nhưng qua các điều luật ta có thể thấy được đối với thiệt hại ngoài hợp đồng được bồi thường phải chứa đủ các yếu tố đó.
Pháp luật Việt Nam từ thời phong kiến đến nay tình hình pháp luật có nhiều
nổi bật, một trong số đó có đề cặp đến việc bồi thường thiệt hại. Tuy chế định này
đôi khi có những quy định chưa hợp lý nhưng đó cũng là một điểm mốc rất quan
trọng, là nền tảng để có một trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhưng nó đã điều
chỉnh được một mối quan hệ dân sự phát sinh, đáp ứng được nhiều vướn mắt trong
lòng người dân. Trong các giai đoạn lịch sử phát triển của căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại người viết chia ra làm hai mốc lớn là pháp luật