Vai trò của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 31)

4. Kết cấu của luận văn

1.4. Vai trò của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao

thông đường bộ.

Chế định về bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng rất quan trọng trong đời sống hiện nay. Có những phát sinh mà hệ

quả của nó dẫn đến việc gây thiệt hại cho người khác, để những thiệt hại đó sớm được khắc phục thì phải có ai nhận phần trách nhiệm đó. Vì vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã xuất hiện từ rất sớm và không thể thiếu đối với con người Việt

Nam nhất là trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa), giai đoạn mà chúng ta đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ và sự phát sinh

những hệ quả ngoài ý muốn là không thể nào tránh khỏi.

Khi chúng ta nhìn ra bên ngoài, thì một số nước cũng có những quan điểm tương đồng với luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và xem đây là một chế định quan trọng, tạo ra sự công bằng trong quan hệ dân sự.

Tuy giữa Việt Nam và các nước có quy định khác nhau về hình thức, cách xác định thiệt hại nhưng đều hướng đến việc bảo vệ lợi ích của người bị gây thiệt hại hay người gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của

mình. Trong BLDS của Pháp có quy định, bất cứ một hành vi nào mà nó có thể là hành vi cẩu thả hoặc không thận trọng mà gây thiệt hại cho người khác thì phải có

trách nhiệm bồi thường hay trong BLDS Thái Lan có nói, một người nào đó cố

sống, thân thể, sức khỏe, tài sản thì bị coi là hành vi sai trái phải có nghĩa vụ bồi thường tổn thương đó. Luật Việt Nam coi một hành vi là cố ý hay vô ý mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khac mà dẫn đến thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường (Điều 604 BLDS 2005). Nhìn chung pháp luật Việt Nam coi trọng và xem bồi thường thiệt hại rất quan trọng đối

với đời sống dân sự Việt Nam.

Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta không muốn điều đó xảy ra nhưng nó vẫn phải xảy ra và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong

những vấn đề diễn ra thường xuyên. Pháp luật được đặc ra trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm sớm ổn định tình hình, tạo điều kiện cho người bị

thiệt hại giảm bớt được gắng nặng đó và buộc người có hành vi xâm phạm phải có

trách nhiệm tiếp ứng người bị thiệt hại ổn định lại tình hình ban đầu. Mục đích

chính của trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quan điểm của người viết cho rằng đó là một biện pháp nhằm khắc phục hậu quả, về bản chất thì có thể xem đây là một món nợ mà người trả nợ không bao giờ muốn trả nhưng vì một hành vi đã trái

theo quy định của pháp luật và đã gây thiệt hại cho người khác thì phải có nghĩa

vụ đối với thiệt hại và tổn thất đó.

Trách nhiệm bồi thường nói chung và riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng là rất quan trọng vì nó nói lên một điều rằng khi có một quan

hệ xã hội phát sinh mà hệ quả là có thiệt hại xảy ra thì phải có ai đó chịu trách

nhiệm về nó trừ những trường hợp luật quy định không phải bồi thường thiệt hại. Như đã phân tích bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường

bộ là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hai chức năng chính12:

Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị

xâm hại.

Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt

hại. Tuy nhiên, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì không còn cơ

hội để khắc phục, bù đắp được nữa.

Thực chất, chế định bồi thường thiệt hại là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay

một bên thứ ba nào khác). Chế định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa). Chức năng này nhằm làm cho các tổ

chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể

khác, không những họ sẽ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu

quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại.

Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần nâng cao tính

trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể.

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ

VIỆC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG

CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai

nạn giao thông đường bộ.

Như đã phân tích trong Chương 1 luận văn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng, do đó các quy định chung của pháp luật điều chỉnh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chính là điều chỉnh trách nhiệm

bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB; cơ sở pháp lý chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng chính là cơ sở pháp lý của trách nhiệm

bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB nhưng được cụ thể hóa trong từng điều

kiện cụ thể. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường

thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần13.

Cơ sở pháp lý chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã

được thể hiện tại Điều 604 BLDS cụ thể là: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm

phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích

hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc

các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Từ quy định này có thể thấy cơ sở pháp lý chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bốn điều kiện sau đây14:

 Có thiệt hại xảy ra;

 Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra;

 Người gây ra thiệt hại phải có lỗi.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)