Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 64)

4. Kết cấu của luận văn

2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao

thông đường bộ.

Bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB là một dạng bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng. TNGTĐB xảy ra là do hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế

tai nạn xảy ra chủ yếu là do người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Một hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ gây

thiệt hại có đủ các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng cần phải có các căn cứ để xác định ai là người phải thực hiện TNBTTH trong vụ TNGTĐB đó. Tuy nhiên để xác định ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường không phải là dễ dàng, xin dẫn ra một ví du33:

Nguyễn Văn Hồng là chủ sở hữu chiếc xe Dream II. Hoàng Văn Minh là bạn của

Hồng làm việc tại một cơ quan gần nhà Hồng. Ngày chủ nhật, Minh được cơ quan

cho về thăm nhà nên đã rủ Hồng về nhà mình chơi. Hồng đồng ý dung xe của

mình chở Minh về nhà. Ngay từ nhà, Minh đề nghị với Hồng là để mình lái xe (xin

lưu ý: Hồng có giấy phép lái xe còn minh thì không có; Hồng cũng không biết việc

Minh có hay không giấy phép lái xe môtô). Hồng đồng ý để Minh điều khiển xe,

còn mình thì ngồi phía sau. Vì trời tối, đường trơn, Minh lại chạy quá tốc độ cho

phép nên khi gặp người đi xe đạp (chị Hương) sang đường, Minh đã không làm chủ được tay lái nên đâm vào chị Hương. Hậu quả là chị Hương bị chết, xe đạp, xe máy đều hư hỏng. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án này, tác giả đã nêu ra ba quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: Căn cứ vào khoản 2 Điều 627 BLDS 1995, chủ phương tiện Nguyễn Văn Hồng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Quan điểm thứ hai: Minh là người bồi thường thiệt hại trong vụ án này do

Minh là người vừa điều khiển, vừa là người sử dụng phương tiện xe môtô.

Quan điểm thứ ba: Căn cứ vào Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 7-1- 1995 của TANDTC - VKSNDTC – BNV hướng đẫn áp dụng điều 186, 188 BLHS, căn cứ Điều 620, 627 BLDS Hồng và Minh phải liên đới bồi thường

thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Tác giả cũng đồng ý với quan điểm này. Chúng tôi tán thành với quan điểm thứ hai cho rằng Minh là người chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông xảy ra trên. Căn cứ để giải

quyết vụ việc này được Tòa án nhân dân tối cao tổng kết và hướng dẫn tại Thông tư 173/UBTP ngày 23-3-1972 như sau: Phải có thiệt hại; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật; phải có

lỗi của người gây thiệt hại.

Như vậy, phải có đủ bốn điều kiện này mới có cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đối chiếu với vụ án mà tác giả nêu ra với các điều kiện thì:

Có thiệt hại xảy ra: Đó là việc chị Hương bị chết do sang đường. Thiệt hại

này do Minh gây ra vì đã không làm chủ được tay lái.

Có hành vi trái pháp luật: Minh không có bằng lái xe môtô phân khối lớn nhưng đã điều khiển Dream II-100 phân khối, đi qua tốc độ và gây tai nạn.

hành vi này của Minh đã vi phạm vào các quy định về an toàn giao thông vận tải. Thực tế, Minh đã bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải” theo điểm a khoản 2 Điều 186 BLHS.

Có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại về

tính mạng chị Hương, về chiếc xe đạp là hậu quả của hành vi trái pháp luật

của Minh. Ngược lại, hành vi trái pháp luật của Minh (chạy xe quá tốc độ)

là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho chị Hương.

Có lỗi của người gây thiệt hại: Đó là việc Minh nhận thức được rằng mình không có bằng lái xe môtô phân khối lớn mà vẫn điều khiển xe, lại chạy

quá tốc độ cho phép, phóng nhanh và do không làm chủ được tốc độ nên đã gây ra hậu quả (thiệt hại) cho người khác. Thực tế ở đây chị Hương đã bị

chết, lỗi của Minh là lỗi vô ý.

Như vậy, Minh có đủ bốn điều kiện, còn anh Hồng chỉ có lỗi là khi giao xe cho

người khác điều khiển đã không hỏi họ có giấy phép lái xe hay không.

Theo như vụ án thì anh Hồng không biết việc Minh có hay không giấy phép lái

khiển xe thì khi đó Nguyễn Văn Hồng mới vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải là giao xe (tay lái) cho người không có bằng lái dẫn đến việc để cho phương tiện của mình gây ra hậu quả trên. Tại điểm 2 mục II Thông tư số 03- TANDTC ngày 5-4-1983 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc xác định người phải bồi thường thiệt hại trong tai nạn ôtô (nguồn nguy hiểm cao độ) như sau: “… Nói chung người chủ xe là người chiếm hữu xe, nhưng cũng có những trường hợp quyền chiếm hữu được chuyển cho người khác, đó là những trường

hợp sau: chủ xe cho thuê hoặc cho mượn xe không kèm người lái; xe bị trưng

dụng theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Trong những trường hợp trên

người thuê xe, mượn xe hoặc cơ quan đã trưng dụng xe phải bồi thường thiệt hại

do xe gây ra tai nạn…”

Theo khoản 2 Điều 627 BLDS 1995 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra thì “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường

thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người

khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có quy định khác”.

Đối chiếu với hướng dẫn tại Thông tư số 03-TANDTC ngày 5-4-1983 của Tòa án nhân dân tối cao và nội dung khoản 2 Điều 627 BLDS so với nội dung vụ án

mà tác giả đưa ra thì mặc dù Minh không được giao chiếm hữu, sử dụng chiếc xe

Dream II một cách độc lập nhưng trên thực tế minh đã sử dụng chiếc xe nói trên

khi được anh Hồng đồng ý. Vì vậy, Minh đã khai thác lợi ích của phương tiện để

phục vụ lợi ích của mình là về thăm nhà và quay trở lại cơ quan bằng phương tiện đó. Từ những lập luận trên, theo chúng tôi, căn cứ vào khoản 2 Điều 627 BLDS 1995, Minh là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình chị Hương.

Theo các quy định nêu trên thì chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao

gồm: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng và người

chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nói chung và trong quan hệ trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng theo quy định của pháp luật dân sự

bao gồm cá nhân và pháp nhân. Chủ thể của quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt

Xác định chủ thể của việc bồi thường trước tiên phải xem xét năng lực chịu

trách nhiệm bồi thường. Trên thực tế, trong nhiều vụ TNGTĐB người gây thiệt hại không đủ năng lực để bồi thường thiệt hại và chủ yếu là trong những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vận tải đường bộ không đủ độ tuổi mà pháp luật quy định.

Theo Điều 606 BLDS 2005 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

của cá nhân như sau:

“Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ

thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để

bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật

này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được

giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ

tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.

2.3.1. Chủ sở hữu phương tiện.

Chủ sở hữu phương tiện cơ giới đường bộ có thể là cá nhân hay tổ chức. Chủ

sở hữu phương tiện được pháp luật công nhận có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với phương tiện thuộc quyền sở hữu của mình; do đó họ có quyền

trong việc quản lý, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng phương tiện..., được phép

sử dụng xe cơ giới để phục vụ yêu cầu sinh hoạt hoặc kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách. Hình thức sở hữu phương tiện GTVT cơ giới đường bộ đa dạng:

có thể là sở hữu tư nhân, sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hợp nhất...

Chủ sở hữu phương tiện khi thực hiện các quyền năng đối với tài sản là phương

tiện giao thông cơ giới đường bộ phải tuân theo các quy định của pháp luật, bao

tiện cho người khác; quy định trong việc sử dụng phương tiện; quy định về

TNBTTH.

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu phương tiện có thể giao quyền chiếm

hữu, sử dụng phương tiện cho người khác bằng các hợp đồng cho thuê, cho

mượn... Trong thực tế, thông thường phương tiện cơ giới đường bộ có thể được

chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng theo quan hệ lao động, quan hệ kinh tế

hoặc quan hệ dân sự.

Giao quyền chiếm hữu, sử dụng theo quan hệ của hợp đồng lao động.

Chuyển giao theo quan hệ lao động được điều chỉnh bởi các quy định của

luật lao động hoặc luật hành chính. Về thực chất trong những trường hợp này không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu, quyền sử dụng mà chỉ là chủ sở hữu phương tiện giao “việc sử dụng phương tiện” cho người lao động, cho viên chức

thực hiện một số hành vi theo các cam kết của hợp đồng lao động hay quy định

của kỷ luật lao động nhằm thỏa mãn mục đích, nhu cầu của chủ sở hữu, theo ý chí

của chủ sở hữu. Như vậy, chủ sở hữu phương tiện luôn luôn là người nắm giữ

quyền chiếm hữu pháp lý, quyền sử dụng. Điều này giải thích cho việc giao điều

khiển phương tiện cho người không có giấy phép điều khiển phương tiện gây tai

nạn, thì chủ sở hữu phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường.

Giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện theo quan hệ dân sự.

Đây là hình thức chuyển giao phổ biến đối với phương tiện giao thông vận

tải cơ giới đường bộ. Việc chuyển giao thường được thông qua các hình thức thuê,

mượn, mua bán phương tiện.

Giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông đường bộ dưới hình thức cho mượn là khá phổ biến, nhất là đối với xe mô tô hai bánh. Quan hệ giữa chủ sở

hữu phương tiện và bên mượn phương tiện là quan hệ dân sự. Mượn phương tiện và cho mượn phương tiện là một loại giao dịch dân sự. Hợp đồng mượn tài sản

chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thỏa thuận miệng. Bằng chứng thể hiện ý

chí của các bên được thể hiện thông qua việc chuyển giao các giấy tờ của phương

tiện. Mục đích của chủ sở hữu phương tiện khi cho người khác mượn tài sản

không nhằm thu lợi vật chất mà chủ yếu xuất phát từ quan hệ tình cảm. Mục đích

của người mượn tài sản thì nhằm vào thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt.

Giao chiếm hữu, sử dụng trong trường hợp cho thuê phương tiện. Quan hệ

không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt mà khá phổ biến là nhằm

mục đích kinh doanh. Khác với hợp đồng cho mượn phương tiện cơ giới đường

bộ. Cho thuê phương tiện là một loại hợp đồng cho thuê tài sản, “là sự thỏa thuận

giữa các bên theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời

hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê”. Trong quan hệ thuê phương tiện, chủ sở hữu phương tiện cho thuê phương tiện nhằm mục đích thu lợi, còn người thuê phương

tiện có thể nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hay cũng có thể nhằm mục đích sử

dụng phương tiện để thu lợi. Hoạt động cho thuê phương tiện giao thông cơ giới đường bộ diễn ra khá đa dạng và phức tạp, dưới các hình thức khác nhau. Thời

gian cho thuê cũng hết sức đa dạng có thể là thuê dài hạn bằng các hợp đồng viết như cho thuê tài chính và cũng có thể cho thuê theo thời gian theo ngày, giờ bằng

hình thức thỏa thuận miệng. Trên thực tế, hoạt động cho thuê phương tiện nhất là xe mô tô hai bánh của tư nhân chưa được quản lý.

2.3.2. Người được chủ sở hữu phương tiện giao chiếm hữu, sử dụng phương

tiện.

Chủ sở hữu phương tiện có thể giao phương tiện cho người khác chiếm hữu, sử

dụng dưới nhiều hình thức chuyển giao khác nhau. Tuy nhiên, đối với những phương tiện là nguồn nguy hiểm cao độ thì việc chuyển giao quyền chiếm hữu sử

dụng dưới hình thức cho thuê, cho mượn phải tuân theo những quy định nhất định

của pháp luật về hình thức chuyển giao, điều kiện về người sử dụng, trách nhiệm

khi xảy ra tai nạn... Chủ sở hữu phương tiện có thể chuyển giao việc chiếm hữu,

sử dụng cho người khác. tùy theo từng trường hợp chuyển giao mà người được

chuyển giao có thể là người điều khiển, người mượn, người thuê, người trông coi, người nhận thế chấp hay là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc trưng

dụng phương tiện.

Trong thực tế việc đi mượn, đi thuê ôtô, xe máy xảy ra phổ biến. Pháp luật

không cấm việc đi thuê, đi mượn ôtô, xe máy mà chỉ quy định điều kiện cần đối

với người điều khiển ôtô, xe máy. Nhiều trường hợp đi thuê, đi mượn xe máy để

sử dụng vào việc riêng, người cho thuê xe, cho mượn không biết, thậm chí không

cần biết người thuê, người mượn có giấy phép lái xe hay không. Khi sử dụng xe đi thuê, đi mượn đã gây tai nạn, có Tòa án buộc chủ xe bồi thường, có Tòa án buộc

người thuê xe, mượn xe phải bồi thường, có Tòa án buộc chủ xe liên đới bồi thường cùng lái xe34.

Ví dụ35: Nguyễn Thế H là dân thường, cư trú tại khu phố 1, An Thới, Phú Quốc,

Kiên Giang. Tối 8/5/2001 H thuê xe Dream II của anh C cùng khu phố. Khi thuê xe anh C không kiểm tra H có giấy phép lái xe hay không và cũng không thỏa

thuận là nếu gây tai nạn thì ai phải bồi thường. H điều khiển xe đi chơi tối với các

bạn. H đi với tốc đọ nhanh, lấn đường xe chạy ngược chiều, không quan sát mặt đường nên khi gặp xe ngược chiều H không xử lý được và đã đâm thẳng vào xe

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)