Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 57)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.2.3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa

cấp dưỡng31.

Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có

nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực

tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại

31 Xem Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường

khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người

phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

* Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng:

 Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi

mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

 Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

 Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi

mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

 Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

 Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động,

không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

 Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong

trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động

không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

 Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà

em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang

thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

 Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động,

không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

 Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để

tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang

thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.2.2.4. Bồi thường một khoản tiền bù đắp thiệt hại ngoài tinh thần.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 thì: “người xâm phạm đến

tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều

này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân

thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực

tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù

đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Như chúng ta đã biết tính mạng của con người là vô giá. Nhìn chung khi một người chết đi thì để lại cho những người thân thích gần gũi của họ nỗi đau đớn,

niềm thương tiếc vô hạn. Trong một số trường hợp nhất định nó gây tổn hại về sức

khỏe làm suy sụp về tinh thần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt khác, thì cái chết của một người không ảnh hưởng lớn đến tinh thần của người thân thích gần

gũi của nạn nhân. BLDS quy định không phải trong mọi trường hợp người gây thiệt

hại phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà tùy từng trường

hợp cụ thể. Theo tinh thần của điều luật này, cũng cần hiểu là không phải trong mọi trường hợp có việc bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần, thì khoản tiền bồi thường đều như nhau, mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định có

việc bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần hay không; nếu có việc

bồi thường, thì mức bồi thường trong trường hợp cụ thể đó là bao nhiêu.

Để quyết định trường hợp nào phải bồi thường, cần căn cứ vào lứa tuổi người

bị thiệt hại, mối quan hệ thực tế trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại với những người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại; tình trạng sức khỏe của người bị

thiệt hại. Về mức bồi thường cần phải căn cứ vào quan hệ của người bị thiệt hại với

những người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại; vị trí của người bị thiệt hại

trong cuộc sống tinh thần của những người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt

hại; ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần của những người thân thích, ruột thịt của người

Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP khoản tiền bù đắp thiệt hại về tinh thần

do tính mạng bị xâm phạm.

Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp

này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị

thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con

nuôi của người bị thiệt hại.

Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4

mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là

người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích

thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây

gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm

b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về

tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định

mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do

các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản

tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

2.2.3. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Thiệt hại trước hết và chủ yếu là đối với các phương tiện GTVT cơ giới đường

bộ, bao gồm: ôtô, xe máy, xe thô sơ các loại... Những phương tiện này có thể là của người bị thiệt hại và có thể là chính phương tiện gây tai nạn, bị phá hủy hoàn toàn hay bị hỏng hóc một phần. Thiệt hại là giá trị của phương tiện đó, là chi phí sửa chữa, khắc phục thiệt hại.

Việc xác định, tính toán thiệt hại tài sản trong các vụ TNGT dựa trên quy định

của pháp luật dân sự về xác định thiệt hại. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm,

thì thiệt hại được bồi thường bao gồm tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư

hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn

chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại32.

2.2.3.1. Thiệt hại về phương tiện.

Phương tiện bị thiệt hại trong các vụ tai nạn chủ yếu được sử dụng với mục đích phục vụ nhu cầu đi lại và kinh doanh vận tải chứ không nhằm mục đích thu

lợi thông qua việc mua bán phương tiện. Khi xác định giá trị thực tế của phương

tiện bị thiệt hại trên cơ sở những căn cứ nêu trên và dựa vào nguyên tắc tính toán

thiệt hại là bảo đảm tính hợp lý và tính thực tế để xác định đúng, chính xác thiệt

hại xảy ra.

Thiệt hại của phương tiện trong trường hợp bị hư hỏng, hủy hoại một phần là những chi phí sửa chữa, thay thế, khôi phục lại tình trạng ban đầu của phương tiện trước khi bị thiệt hại, cũng có thể là sự chênh lệch giá trị tài sản trước và sau khi bị

tai nạn; cụ thể là:

 Những chi phí sửa chữa, thay thế, khôi phục lại tình trạng của phương tiện như trước khi xảy ra tai nạn. Sự sửa chữa, khôi phục này thực chất chỉ mang tính tương đối bởi phương tiện sau khi gây tai nạn hoặc bị tai nạn thường khó khôi phục được tình trạng đúng như ban đầu. Những năm trước đây, những chi phí sửa chữa phương tiện thường khó xác định do sửa chữa

tại các cơ sở tư nhân, giá cả không ổn định, không thống nhất nên bên thiệt

hại thường đưa ra chi phí cao hơn thực tế.

 Ngoài chi phí sửa chữa nêu trên cũng cần tính đến thiệt hại do phương tiện

bị tai nạn mặc dù đã được sửa chữa, thay thế nên sẽ bị giảm sút giá trị khi mua bán. Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là đối tượng tài sản được

mua bán phổ biến. Tâm lý của người mua và trên thực tế xe bị tai nạn thường mất giá trị; do đó, thiệt hại còn có thể được xác định là sự chênh lệch giá trị tài sản trước và sau khi bị tai nạn.

2.2.3.2. Thiệt hại về tài sản.

Thiệt hại tài sản là hành lý, tư trang của hành khách, hàng hóa chuyên chở trên

các phương tiện và tài sản của các đối tượng khác.

32 Xem Điều 608 BLDS 2005

Thiệt hại tài sản là hành lý, tiền, tư trang của hành khách, của những người khác trên phương tiện có thể bị hư hỏng hay bị mất cắp, bị thất lạc. Trong nhiều trường hợp tai nạn xảy ra, tài sản của hành khách đi trên xe nhất là tư trang, tiền, đồ trang sức bị kẻ xấu lấy mất. Việc mất tài sản này có thể là thực tế, có căn cứ xác định nhưng cũng có những trường hợp là người bị thiệt hại khai báo nhưng không có căn cứ hay khó có căn cứ để xác định.

Ví dụ: Xe ôtô biển kiểm soát 38A-07-15 bị kẹt tay lái đã đâm vào xe ôtô KD-21-

39 làm 20 người đi trên xe KD-21-39 bị thương. Khi tai nạn xảy ra, có nhiều người dân tại nơi xảy ra tai nạn đã lên xe để cấp cứu người bị thiệt hại. Trong quá trình điều tra, những người bị thiệt hại đã khai báo: lúc bất tỉnh họ đã bị kẻ xấu lấy

trộm tiền và tư trang. Nếu chấp nhận việc mất trộm này để buộc người gây thiệt

hại bồi thường là không thỏa đáng.

Thực tiễn hiện nay, khi tai nạn xảy ra tình trạng kẻ xấu lợi dụng việc cấp cứu người bị nạn để trộm cắp tài sản không còn là hiện tượng đơn lẻ. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, lợi dụng việc xảy ra tai nạn nhiều người bị thiệt hại đã

khai báo không đúng, không chính xác về việc mất tài sản cá nhân để nhằm mục đích để được bồi thường cao hơn hoặc để được hưởng tài sản không có căn cứ (do

không bị mất tài sản mà khai báo có bị mất).

Khi tính giá trị thiệt hại, còn có quan điểm chưa thống nhất về vấn đề chọn

thời điểm để xác định thiệt hại và pháp luật cũng chưa có các quy định cụ thể. Có

ý kiến cho rằng tính giá trị tài sản bị thiệt hại dựa vào giá cả ở thời điểm xảy ra tai

nạn; ý kiến khác cho rằng giá trị tài sản bị thiệt hại xác định dựa vào giá cả ở thời điểm giải quyết tranh chấp về BTTH. Trong điều kiện kinh tế ở nước ta hiện nay,

giá cả chưa thật sự ổn định, có những lúc giá cả tăng giảm bất thường. Do vậy,

việc tính toán giá trị tài sản nếu chỉ dựa vào một trong hai quan điểm trên đều

không công bằng và hợp lý. Vì vậy, nếu trong trường hợp giá trị tài sản có sự

chênh lệch lớn, có thể xác định giá trị tài sản bị thiệt hại bằng cách quy đổi giá trị

tài sản tại thời điểm bị thiệt hại bằng giá trị một loại tài sản khác có giá trị tiêu dùng thiết yếu, phổ biến, giá cả ổn định. Khi giải quyết quy đổi giá trị tương đương đó thành tiền và buộc bồi thường. Trong trường hợp sự chênh lệch không

lớn, thì xác định theo giá cả loại tài sản có trên thị trường.

Điều 608 BLDS 2005 xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm cả

“lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản”.

Thiệt hại ở đây, theo quy định của BLDS cần phải được xác định là tất cả các

lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản mà nếu như không có tai nạn xảy ra chắc

chắn người có tài sản sẽ thu được. Phương tiện GTVTĐB là một loại tài sản có lợi

ích phát sinh từ việc sử dụng, khai thác tài sản, nhất là đối với phương tiện sử dụng

vào việc kinh doanh. Sau khi bị tai nạn, phương tiện đó có thể phải ngừng hoạt động

một thời gian để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng như lúc chưa bị tai nạn nên có thể dẫn đến những thiệt hại mà những thiệt hại này có thể xác định được. Thiệt hại

này có thể bao gồm:

 Tiền cước phí vận tải mà chủ xe ôtô sẽ được nhận nếu không có tai nạn. Như trong trường hợp chủ xe đã ký một loạt hợp đồng nối tiếp sau hợp đồng đó, tiền cước phí vận tải đáng lẽ thu được nếu không có tai nạn sẽ được tính là thiệt hại buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường.

 Tiền cho thuê phương tiện. Hiện nay việc cho thuê phương tiện là khá phổ

biến. Hình thức cho thuê có thể là theo hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn,

theo ngày, thậm chí theo giờ (như việc cho thuê xe máy tại các thành phố,

thị xã).

 Tiền cước vận chuyển, tiền thuê phương tiện để đáp ứng nhu cầu của chính chủ sở hữu phương tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên, vật

liệu, các nhu cầu khác để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Những chi phí khác phát sinh từ những thiệt hại về phương tiện, hàng hóa bị hư hỏng hoặc bị mất.

Những thiệt hại nêu trên phải là thiệt hại thực tế, không do suy đoán chủ quan. Khi xác định và tính toán thiệt hại cần phải cân nhắc và đánh giá cho xác đáng xem đó

có phải là lợi ích chắc chắn sẽ thu được không, cơ sở nào chứng minh cho việc sẽ

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)