4. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Phương tiện, nguồn gây tai nạn giao thông đường bộ
Theo thống kê tính đến hết tháng 5-2011 thì tổng số phương tiện cơ giới đăng
ký lưu hành trên cả nước là 34.422.042 chiếc trong đó ôtô 1.796.474 chiếc và môtô là 32.625.568 chiếc40. Theo số liệu từ Cục CSGT đường bộ - đường sắt,
trong tổng số các vụ tai nạn giao thông gần đây thì có tới 70% số vụ do mô tô, xe
máy gây ra, tức là mỗi ngày trung bình có 30 người chết do tai nạn giao thông thì có tới 2/3 liên quan đến xe máy. Cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm xảy
ra 370 vụ TNGT, trong đó có 74 vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết 83 người, bị thương 427 người. Trong số đó có trên 75% số vụ do xe máy gây ra. Cũng tương
tự tại tỉnh Kiên Giang đã xảy ra 92 vụ tai nạn giao thông làm chết 88 người, bị thương 66 người trong số đó có trên 75 % số vụ liên quan đến xe máy41. Riêng ở
Quảng Nam trong 11 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh đã xảy ra 345 vụ tai nạn giao thông làm 252 người chết và bị thương 282 người; nguyên nhân gây ra tai nạn
giao thông chủ yếu do xe gắn máy chiếm gần 70%, tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn là Quốc lộ, các tỉnh lộ chiếm hơn 70%, thời gian xảy ra nhiều vụ tai
nạn nhất là từ 18 giờ đến 24 giờ42. Tại TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2011 cũng
xảy ra 520 vụ TNGT làm chết 443 người và bị thương 283 người, tăng cả 3 mặt so
với cùng kỳ năm 2010. Trong đó số vụ liên quan đến xe máy cũng chiếm tỉ lệ lớn.
39
http://dantri.com.vn/c20/s20-551328/8-vu-tai-nan-giao-thong-kinh-hoang-nhat-nam-2011.htm [8vụ tai nạn giao thông kinh hoàng nhất năm 2011]
40
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/444031/Nam-thang-dau-nam-2011-4787- nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong.html [Năm tháng đầu năm 2011: 4.787 người chết vì tai nạn giao
thông]
41
http://www1.mt.gov.vn/ykienatgt/default.asp?param=category&catid=15&subcatid=&Ar ticleID=4841 [Bộ GTVT & Ủy ban an toàn giao thông Quốc Gia, diễn đàn an toàn giao thông]
42
http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/tin-tc-s-kin/462-s-t-phap-tnh-qung-nam-vi-cong- cuc-lp-li-trt-t-an-toan-giao-thong [Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam với công cuộc lập lại trật tự an toàn giao thông]
Thời gian xảy ra TNGT chủ yếu từ 19 giờ đến 2 giờ hôm sau, tăng cao vào thứ
bảy, chủ nhật, đối tượng bị tai nạn nhiều nhất vẫn là thanh thiếu niên.
Ví dụ: Gần đây nhất vào đêm 12-7-2011 tại QL1A đoạn qua huyện Phú Xuyên - Hà Nội, đã xảy ra vụ hai xe máy đâm nhau khiến 3 người chết tại chỗ. Nguyên
nhân được xác định là do cả hai phương tiện đều chạy với tốc độ cao và một trong hai phương tiện đã đi chiếm phần đường gây tai nạn. Tương tự vào 15h ngày 5-6- 2011, tại khu vực tổ 30, phường Minh Tân, TP Yên Bái, Nguyễn Tuấn Anh SN
1990 trú tại xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên điều khiển xe mô tô mang BKS 20F3- 8425 ngồi sau xe là Nguyễn Trung Thành, sinh năm 1989 và Mai Thị Nga, SN
1992 ở xã An Thịnh, Văn Yên. Đi đến địa phận trên, chiếc mô tô này đã đâm vào
vỉa hè sau đó đâm tiếp vào 3 mô tô đỗ trên hè. Hậu quả vụ tai nạn đã làm một người tử vong.
3.1.3. Chủ thể gây ra tai nạn giao thông đường bộ.
Theo phân tích của Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Bộ Công
an, trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông: do con người, do phương tiện, do cơ sở hạ tầng thì nguyên nhân con người (nguyên nhân chủ quan) chiếm tỷ lệ
lớn nhất. Trong đó, đối tượng vi phạm có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi chiếm tới 75%,
nguyên nhân lý giải nhóm tuổi 18-30 gây nhiều tai nạn nhất bởi đây là độ tuổi năng động nhất trong đời người, con người có nhu cầu lái xe, hoặc di chuyển lớn hơn các nhóm tuổi khác, và hơn nữa nhóm tuổi này chưa thực sự “trưởng thành”.
Thông thường, nhu cầu điều khiển xe ở các nhóm tuổi cao hơn giảm xuống và
hành vi điều khiển phương tiện cũng chín chắn hơn, và đó có thể là lý do số tai
nạn giảm xuống khi độ tuổi tăng lên43. Nam giới vi phạm chiếm 78%. Trên thực
tế, nữ giới thường điều khiển phương tiện cẩn thận hơn nam giới, hành vi điều
khiển phương tiện không tuân thủ luật lệ giao thông ở nữ giới thấp hơn ở nam giới
rất nhiều, điều này cũng chứng minh nam giới là đối tượng mà hành vi điều khiển phương tiện thường dễ gây ra tai nạn. Ngoài ra, theo tập quán của người Việt Nam
trong những chuyến đi có 2 người (một nam, một nữ) thì người điều khiển phương
43 Xem một số kết quả phân tích tai nạn giao thông Thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2008, TS. Khuất Việt Hùng và KS. Nguyễn Văn Trường, Viện Quy hoạch – Quản lý GTVT Trường Đại học GTVT
tiện thường là nam, điều đó có thể là lý do giải thích tỷ lệ tai nạn giao thông liên
quan đến người điều khiển phương tiện là nam giới cao hơn nữ giới44.
Tính về thời gian số vụ xảy ra ở các ngày cuối tuần, ngày đầu tuần, ngày nghỉ cao hơn nhiều so với các ngày giữa tuần. Địa bàn xảy ra tai nạn thường là các khu
đông dân cư, các tuyến quốc lộ, đặc biệt là các điểm “đen” về tai nạn giao thông.
Qua thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Tỉnh Yên Bái còn cho thấy, các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái do người trẻ tuổi gây ra
chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình là ngày 14/6, trên địa bàn huyện Yên Bình, Đỗ Thế Anh sinh năm 1986, ở tại Bạch Hà, Yên Bình, chở em ruột là Đỗ Thị Huyền sinh
năm 1992, đi không đúng phần đường, va vào xe ô tô 21A- 4949 do Nguyễn Thạc
Ngọc ở tại thị trấn Thác Bà điều khiển, làm cả 2 anh em Anh, Huyền tử vong.
Ngày 9/7 tại cầu Mậu A, Văn Yên, Vũ Văn Nhiêm sinh năm 1965, điều khiển xe
21V- 9880 đi không đúng phần đường va chạm với xe máy 21T3- 0540 do Nguyễn Văn Luân sinh năm 1991 điều khiển, làm Nhiêm bị chết.
Ngày 16/7 tại thôn 9 Quy Mông, thành phố Yên Bái (tỉnh lộ 166), Phùng Tiến
Tám, ở tại thôn 2 Quy Mông, sinh năm 1993 điều khiển xe máy 21T4-7420 và
Đinh Văn Quyên sinh năm 1988, cùng thôn 2, cả hai đi ngược chiều, tránh sai quy định gây tai nạn làm Quyên bị chết…
3.1.4. Thời gian thường xảy ra tai nạn giao thông đường bộ.
Tai nạn xảy ra trên đường quốc lộ nhiều hơn trong nội đô, theo báo cáo thống
kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đưa ra ngày 17/10. Tai nạn ở quốc lộ
chiếm 37%, trong khi đó tỉnh lộ chỉ 12,5%. Có đến 75% tai nạn xảy ra ở các đường vắng45.
3.2. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
trong thời gian qua.
Như đã phân tích đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ, việc bồi thường thiệt hại chủ yếu do các bên thỏa
44
http://www.baoyenbai.com.vn/215/79128/Tai_nan_giao_thong_bao_gio_het_nhuc_nhoi. htm [Tai nạn giao thông bao giờ hết nhức nhối?]
thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được thực
hiện theo quyết định của Tòa án.
3.2.1. Bồi thường thiệt hại theo quyết định của Tòa án.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được mà yêu cầu Tòa án giải
quyết thì nói chung đại đa số đồng ý với quyết định của Tòa án (có thể Tòa án cấp sơ thẩm, có thể Tòa án cấp phúc thẩm hoặc có thể cả Tòa án cấp giám đốc thẩm).
Tuy nhiên, việc bồi thường theo quyết định của Tòa án trong thực tế gặp nhiều khó khăn, số lượng các trường hợp tự nguyện thi hành được rất ít, thậm chí ngay cả trong việc dùng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Lý do của việc được bồi thường được rất ít do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể thấy nguyên nhân chủ yếu nhất là thiệt hại trong các vụ TNGTĐB thường rất lớn, trong khi đó
khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường lại hạn chế. Nhà nước ta chưa có các biện pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB
có hiệu quả.
3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ.
* Yếu tố tâm lý và nhận thức
Trước đây và ngay cả hiện nay, trong nhận thức của một số người còn tồn tại
quan niệm chưa đúng, chưa đầy đủ về tai nạn giao thông. Họ cho rằng tai nạn giao
thông xảy ra là không may, những người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là do “số”, do “năm xung, tháng hạn” chứ không phải là do hành vi vi phạm các quy định
về trật tự an toàn giao thông gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, là nhân tố gây mất ổn định trật tự xã hội, gây tâm lý lo lắng cho mọi người khi tham gia vào các hoạt động giao thông vận tải.
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, do nhận thức không đúng về lỗi cho
nên khi nạn giao thông xảy ra giữa người đi bộ, đi xe đạp với xe có động cơ thì
thường quy lỗi cho người điều khiển xe máy, xe ôtô... Nếu giữa mô tô, xe máy và xe ôtô, thì thường quy lỗi cho người điều khiển xe ôtô. Rất nhiều vụ người đi bộ, đi xe đạp, xe có động cơ nhỏ lại là nguyên nhân chủ yếu có tính chất quyết định
gây ra tai nạn, song người điều khiển xe có động cơ lớn vẫn bị quy là có lỗi.
Chính từ sự nhận thức và những quan niệm như trên nên đã dẫn tới tình trạng:
nhiều trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, nhưng chủ
khó khăn tạm thời. Thực chất, đây là một khoản tiền trợ cấp khó khăn, có ý nghĩa nhân đạo hoàn toàn khác với trách nhiệm bồi thường.
* Trường hợp do lỗi của người thứ ba nhưng không xác định được người gây
thiệt hại hoặc người gây thiệt hại bỏ trốn
Như đã phân tích, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông phát sinh khi có đủ bốn điều kiện: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, có lỗi, nhưng các yếu tố này chỉ là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường chứ không
phải là căn cứ để xác định chủ thể phải bồi thường và ấn định mức bồi thường. Nhưng trên thực tế trong nhiều vụ tai nạn, người gây tai nạn đã điều khiển phương
tiện bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm và trách nhiệm bồi thường.
Khác với những vụ người gây tai nạn bỏ chạy, yếu tố chủ quan của người điều
khiển phương tiện là cố tình trốn tránh trách nhiệm thì trong những vụ tai nạn do
lỗi của người thứ ba hoặc lỗi của người thứ ba khó có thể xác định ngay lập tức lỗi
của các bên. Thường khi tai nạn xảy ra, mọi người chỉ chú ý việc cấp cứu người bị
nạn, bảo vệ hiện trường và chỉ tập trung sự chú ý vào các phương tiện được xem là gây tai nạn. Bản thân người thứ ba trong nhiều trường hợp về mặt chủ quan, họ
không thấy được lỗi của mình đối với hậu quả xảy ra. Do vậy, vấn đề khó khăn đặt ra là khi xác định nguyên nhân tai nạn là do hành vi vi phạm các quy định trật tự
an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện gây tai nạn rồi bỏ chạy hoặc
do lỗi của người thứ ba, nhưng không buộc được họ bồi thường vì việc điều tra và truy tìm thủ phạm không có kết quả. Điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện
trách nhiệm bồi thường.
* Tình trạng kinh tế của người gây thiệt hại
Theo nguyên tắc chung quy định tại điều 605 BLDS 2005, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời, có xem xét đến khả năng kinh tế của người gây thiệt hại trong trường hợp do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người đó. Khi xác định đầy đủ các thiệt hại, người gây
thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại để bù đắp những
tổn thất, khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp trở lại trạng thái ban đầu trước khi bị thiệt hại. Tuy nhiên, để bảo đảm công bằng, trong trường hợp do lỗi
vô ý gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài, người gây
công bằng, việc giảm mức bồi thường còn bảo đảm tính khả thi, có cơ sở thực tế để
thực hiện của việc đền bù thiệt hại, bảo đảm ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường.
Nếu Tòa án tuyên án với mức bồi thường quá cao so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại, trước hết là họ không thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường, mặt
khác còn làm giảm ý nghĩa giáo dục chung.
Trong các vụ TNGTĐB, lỗi của người gây thiệt hại là lỗi vô ý. Để giảm trách
nhiệm bồi thường chỉ cần xem xét mức bồi thường với khả năng kinh tế của người
gây thiệt hại.
Xác định thế nào là thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại cần được xem xét trong từng trường hợp cụ thể bởi
cũng một mức độ thiệt hại xảy ra nhưng so sánh với khả năng kinh tế của người
này là quá lớn nhưng đối với người khác thì không.
Vấn đề đặt ra là việc bồi thường thệt hại sẽ giải quyết như thế nào khi người
gây tai nạn phải chấp hành hình phạt tù mà không có tài sản riêng, nhất là trường
hợp người gây tai nạn chưa có gia đình sống cùng với bố mẹ mà thu nhập chỉ đủ
nuôi sống bản thân, không có tích lũy, không đóng góp gì cho gia đình hoặc thu
nhập của bị cáo chỉ đủ nuôi sống bản thân và cấp dưỡng để nuôi bố mẹ. Rõ ràng
trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại rất khó thực hiện được.
3.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện việc bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ.
Mục đích của việc xác định TNBTTH là nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất do
hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông gây ra, đồng thời có tác
dụng giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của người khác và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Khi một người có hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông
đường bộ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần của người khác
thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra có thể bị áp
dụng trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự đồng thời phát sinh
TNBTTH. Về nguyên tắc, người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ,
kịp thời và các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường46. Theo các số liệu thống kê đã nêu ở các phần trên, TNGTĐB xảy ra chủ yếu là do
người điều khiển các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ (nguồn
nguy hiểm cao độ) gây ra nên TNBTTH không chỉ thuộc về người điều khiển mà còn có thể thuộc chủ sở hữu phương tiện. Xuất phát từ đặc điểm riêng về tính kinh
tế, tính chất sử dụng của phương tiện cơ giới đường bộ và pháp luật khuyến khích
các bên chủ động thỏa thuận BTTH xảy ra, đồng thời việc người có hành vi gây