Thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 62)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.3.3. Thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản

Điều 608 BLDS 2005 xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm cả

“lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản”.

Thiệt hại ở đây, theo quy định của BLDS cần phải được xác định là tất cả các

lợi ích gắn liền với việc sử dụng tài sản mà nếu như không có tai nạn xảy ra chắc

chắn người có tài sản sẽ thu được. Phương tiện GTVTĐB là một loại tài sản có lợi

ích phát sinh từ việc sử dụng, khai thác tài sản, nhất là đối với phương tiện sử dụng

vào việc kinh doanh. Sau khi bị tai nạn, phương tiện đó có thể phải ngừng hoạt động

một thời gian để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng như lúc chưa bị tai nạn nên có thể dẫn đến những thiệt hại mà những thiệt hại này có thể xác định được. Thiệt hại

này có thể bao gồm:

 Tiền cước phí vận tải mà chủ xe ôtô sẽ được nhận nếu không có tai nạn. Như trong trường hợp chủ xe đã ký một loạt hợp đồng nối tiếp sau hợp đồng đó, tiền cước phí vận tải đáng lẽ thu được nếu không có tai nạn sẽ được tính là thiệt hại buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường.

 Tiền cho thuê phương tiện. Hiện nay việc cho thuê phương tiện là khá phổ

biến. Hình thức cho thuê có thể là theo hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn,

theo ngày, thậm chí theo giờ (như việc cho thuê xe máy tại các thành phố,

thị xã).

 Tiền cước vận chuyển, tiền thuê phương tiện để đáp ứng nhu cầu của chính chủ sở hữu phương tiện trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên, vật

liệu, các nhu cầu khác để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Những chi phí khác phát sinh từ những thiệt hại về phương tiện, hàng hóa bị hư hỏng hoặc bị mất.

Những thiệt hại nêu trên phải là thiệt hại thực tế, không do suy đoán chủ quan. Khi xác định và tính toán thiệt hại cần phải cân nhắc và đánh giá cho xác đáng xem đó

có phải là lợi ích chắc chắn sẽ thu được không, cơ sở nào chứng minh cho việc sẽ thu được lợi ích đó nếu không có tai nạn xảy ra. Pháp luật dân sự chỉ quy định

nguyên tắc chung, mức cụ thể như thế nào tùy từng trường hợp cơ quan áp dụng

pháp luật vận dụng linh hoạt để giải quyết cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ (Trang 62)