2.3.3.1. Đánh giá về quy trình và nguồn tuyển dụng
Kết quả điều tra cho thấy nhân viên đồng ý với quy trình tuyển dụng của công
ty là phù hợp và khoa học (điểm trung bình 3,86); tất cả ứng viên được phỏng vấn và
đánh giá qua Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, trưởng bộ phận chuyên môn nên khách quan trong khâu tuyển dụng.
Bảng 2.19: Quy trình tuyển dụng của đơn vị phù hợp và khoa học Mức độ Tần suất Tỷ lệ (%) Trung dung 41 32,8 Đồng ý 60 48,0 Rất đồng ý 24 19,2 Tổng cộng 125 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Bảng 2.19 cho thấy, có 84 người chiếm tỷ lệ 67,2% những người được hỏi cho
rằng quy trình tuyển dụng của Công ty hiện nay là phù hợp và khoa học.
Bảng 2.20: Nguồn tuyển dụng của công ty
STT Các tiêu chí Tần suất Tỷ lệ %
1 Từ quảng cáo tuyển dụng 61 48,8
2 Từ các trường đào tạo, trung tâm dịch vụ việc làm 19 15,2
3 Nhân viên cũ của doanh nghiệp 06 4,8
4 Nhân viên trong công ty giới thiệu 26 20,8
5 Cộng đồng nhân sự giới thiệu 13 10,4
Tổng cộng 125 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Bảng 2.20 cho thấy, có đến 48,8% nguồn tuyển dụng từ quảng cáo, là một kênh tuyển dụng phổ biến nhất để thu hút rộng rãi ứng viên. Nhân viên trong Công ty giới
thiệu 20,8%. Có 4,8% được tuyển dụng lại từ những nhân viên cũ đã nghỉ việc (số này cũng được cân nhắc kỹ trước khi tuyển dụng, tùy thuộc vào tính chất, lý do trước đây
của nhân viên cũ trước khi nghỉ việc).
2.3.3.2. Công tác bố trí lao động trong Công ty
Bảng 2.21 cho thấy, công tác bố trí lao động trong Công ty cơ bản được người
lao động đánh giá cao. Hầu hết các tiêu chí đưa ra lấy ý kiến của người lao động đều
có điểm trung bình trên 3,0: “Công việc ổn định (ít thuyên chuyển)” và “Cơ cấu lao
động hiện nay là phù hợp với yêu cầu kinh doanh” đều có điểm trung bình là 4,08;
“Bạn được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo” có điểm trung bình là 4,06 và “Việc phân công công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân” chỉ có
điểm trung bình là 3,26. Đây là vấn đề mà Công ty cần phải xem xét, cân nhắc trong việc phân công, bố trí NNL chú ý đến năng lực và sở trường của người lao động để
hiệu quả công việc đạt cao hơn.
Bảng 2.21: Thống kê mô tả: “Đánh giá về công tác bố trí lao động”
STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Bạn được bố trí công việc phù hợp với chuyên
môn đào tạo 125 4,06 1,013
2 Việc phân công công việc cho phép sử dụng tốt
các năng lực cá nhân 125 3,26 0,960
3 Người lao động ít khi phải làm thêm giờ vì công
việc quá nhiều 125 2,65 1,024
4 Công việc ổn định (ít thuyên chuyển) 125 4,08 1,020
5 Số lượng lao động hiện nay đảm bảo đáp ứng
yêu cầu của bộ phận nơi bạn đang làm việc 125 3,62 1,111
6 Cơ cấu lao động hiện nay là phù hợp với yêu
cầu kinh doanh 125 4,08 0,789
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Cũng theo kết quả điều tra, có đến 43,2% số lao động được hỏi có ý kiến rằng
họ phải làm thêm giờ rất nhiều vào những ngày cuối tuần, cũng như các ngày lễ. Chỉ có 25 người chiếm tỷ lệ 20,0% cho rằng họ ít khi phải làm thêm giờ, họ thường là những nhân viên làm việc ở bộ phận gián tiếp.
2.3.3.3. Đánh giá về chương trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo
Nhìn vào kết quả khảo sát ý kiến của người lao động về công tác đào tạo tại
Công ty ở bảng 2.22 có thể thấy: chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện tương đối đáp ứng được yêu cầu (điểm trung bình là 3,39); nội dung được học giúp nâng cao năng lực và kỹ năng phục vụ khách (điểm trung bình 3,50).
Bảng 2.22: Đánh giá của người lao động vềcông tác đào tạo của Công ty STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Chương trình đào tạo, huấn luyện đáp ứng được
mong đợi của bạn 125 3,39 0,906
2 Nội dung được học giúp bạn nâng cao hiệu quả
(năng lực, kỹ năng phục vụ khách…) 125 3,50 1,005
3 Tài liệu phù hợp, liên quan mật thiết với công
việc hàng ngày 125 3,39 0,975
4 Bạn được đào tạo qua kèm cặp, hướng dẫn 125 3,63 0,903 5 Bạn có thấy hài lòng về chương trình đào tạo 125 3,18 0,843
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Có 81 nhân viên chiếm tỷ lệ 60,8% đánh giá cao hình thức thực hiện đào tạo
kèm cặp, hướng dẫn. Đây là hình thức mà cả người lao động và Công ty cho rằng phù hợp và tương đối hiệu quả, đặc biệt là áp dụng cho nhân viên mới, nhân viên chưa có
kinh nghiệm trong công việc và hình thức này sẽ phần nào tiết kiệm chi phí đào tạo. Qua phân tích kết quả khảo sát cho thấy người lao động vẫn chưa thực sự hài lòng với công tác đào tạo của Công ty (Chỉ tiêu “Bạn có thấy hài lòng với công tác đào tạo của Công ty” có điểm trung bình là 3,18) cho rằng nội dung đào tạo chưa giúp họ nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, chưa phù hợp với khả năng tiếp thu của họ
và chỉ có 36,8% số người được hỏi hài lòng với công tác đào tạo của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát đánh giá của nhân viên về hiệu quả công tác sau đào tạo vào công việc như sau:
Bảng 2.23: Đánh giá của nhân viên về hiệu quả sau đào tạo
STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Kiến thức học được còn quá mới 125 3,58 0,732 2 Năng lực của người học còn hạn chế 125 3,57 0,815
3 Kiến thức kỹ năng còn chung chung, chưa gắn
chặt với công việc 125 3,11 0,844
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Người lao động mong muốn các kiến thức sau đào tạo sẽ được áp dụng tốt cho
công việc của họ. Tuy nhiên, qua khảo sát, bảng 2.23 cho thấy nhiều câu trả lời không
hài lòng là do từ phía nhân viên: năng lực của người học còn hạn chế (điểm trung bình là 3,57) và từ phía bộ phận đào tạo: kỹ năng còn chung chung, thiếu thực tiễn (điểm
trung bình là 3,11). Kết quả khảo sát cho thấy có 72 người được hỏi chiếm tỷ lệ 57,6% cho rằng kiến thức được học còn quá mới; có 65 người chiếm tỷ lệ 52% cho rằng họ không đủ khả năng để áp dụng; và có 45 người chiếm tỷ lệ 36,0% đánh giá là kiến
thức, kỹ năng được đào tạo còn chung chung, chưa gắn chặt với công việc.
2.3.3.4. Đánh giá về mức độ nâng cao năng lực sau đào tạo
Bảng 2.24 cho thấy, Công ty CPDLKG xác định đào tạo và phát triển là một nhiệm vụ
quan trọng, Công ty quan tâm đến công tác phát triển trình độ được đánh giá mức 3,79 điểm và khuyến khích nhân viên tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ lành nghề được đánh giá ở mức 3,62 điểm.
Bảng 2.24: Thống kê mô tả về “Mức độ nâng cao năng lực sau đào tạo”
STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Bạn có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để làm
việc 125 3,57 0,826
2 Bạn được công ty tạo điều kiện để nâng cao
trình độ 125 3,79 0,776
3 Bạn được tham gia các lớp đào tạo để nâng cao
trình độ lành nghề 125 3,62 0,887
4 Bạn nhận thấy trình độ thành thạo của mình
được nâng lên rõ rệt qua thời gian 125 3,59 0,843
5 Kết quả thực hiện công việc được nâng lên một
cách rõ rệt 125 3,39 0,802
6 Nhìn chung công tác đào tạo nâng cao trình độ
có hiệu quả 125 3,22 0,768
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Kết quả đào tạo không chỉ nâng cao năng lực công tác cho cán bộ, nhân viên hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tương lai của Công ty, cụ
thể có 73 người có ý kiến đồng ý chiếm tỷ lệ 58,4% có thêm kiến thức mới và kỹ năng
làm việc (điểm trung bình 3,57). Về chỉ tiêu trình độ thành thạo được nâng lên một
cách rõ rệt qua thời gian chỉ đạt mức 3,59 điểm và kết quả giải quyết công việc được
nâng lên rõ rệt đạt mức 3,39 điểm, từ đó, dẫn đến việc đánh giá chung hiệu quả công tác đào tạo nâng cao trình độ đạt điểm trung bình 3,22 điểm. Điều này Công ty cần có
giải pháp về đào tạo và phát triển để có thể thực hiện nhiệm vụ lấp đầy khoảng trống
giữa một bên là những điều đã đạt được, đã có trong hiện tại với một bên là những yêu cầu cần có ở tương lai, những yêu cầu mà Công ty phải đáp ứng theo chuẩn mực.
2.3.3.5. Đánh giá khả năng phát triển năng lực cá nhân
Bảng 2.25 cho thấy, có 71 người chiếm tỷ lệ 56,8% cho rằng họ có thể thực
hiện được công việc khi được hướng dẫn, kèm cặp cụ thể (điểm trung bình 3,86); có
46,4% (58 người) thực hiện được công việc nhưng thỉnh thoảng vẫn cần sự hướng
dẫn; có 48,8% (61 người) có thể thực hiện công việc một cách thành thạo, độc lập.
Bảng 2.25: Đánh giá mức năng lực cá nhân
STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Bạn có thực hiện được công việc khi được hướng
dẫn, kèm cặp cụ thể 125 3,86 0,845
2 Bạn thực hiện được công việc nhưng thỉnh thoảng
vẫn cần sự hướng dẫn 125 3,49 1,044
3 Bạn có thể thực hiện công việc một cách thành
thạo, độc lập 125 3,35 1,199
4 Bạn có thể thực hiện tốt công việc một cách thành
thạo và có khả năng hướng dẫn được cho người khác 125 2,63 1,175
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Như vậy, nhân viên thích độc lập trong công việc nhưng vẫn cần có sự hướng
dẫn khi cần thiết, Công ty cần phát huy tính cách này của nhân viên để nâng cao hiệu
quả làm việc của họ. Tuy nhiên, chỉ có 25 người (20,0%) có thể thực hiện tốt công việc
một cách thành thạo và có khả năng hướng dẫn được cho người khác. Đây là những người thạo nghề được Công ty phân công hướng dẫn, kèm cặp cho những nhân viên mới được tuyển dụng.
2.3.3.6. Đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu
làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Làm việc theo nhóm sẽ tập trung
những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Do đó với câu hỏi “Cơ hội thực hành và đánh giá khả năng làm việc nhóm” được nhân viên đánh giá cao (điểm trung
Bảng 2.26: Thống kê mô tả: “Đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm” STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Cơ hội thực hành và đánh giá khả năng làm việc
nhóm 125 4,13 0,833
2 Kiến thức chuyên sâu về các kỹ năng xây dựng và
quản lý nhóm 125 2,99 1,081
3 Định kỳ bạn được tham gia các lớp huấn luyện về
kỹ năng làm việc nhóm 125 3,54 0,920
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Bảng 2.26 cho thấy, có đến 45 nhân viên chiếm 36,0% chưa biết các kỹ năng
xây dựng và quản lý nhóm hiệu quả (điểm trung bình 2,99 và độ lệch chuẩn 1,081 cho
thấy cũng còn nhiều ý kiến khác nhau), trong khi có đến 64 người chiếm tỷ lệ 61,2% (điểm trung bình 3,54 và độ lệch chuẩn 0,920) cho rằng định kỳ họ được tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng làm việc nhóm là còn có những ý kiến trái ngược, chưa đồng
nhất. Do đó để xây dựng nhóm hoạt động hiệu quả hơn nữa, Công ty cần: (i) nghiên cứu các chuyên đề về đào tạo kỹ năng xây dựng và quản lý nhóm; (ii) có những dự án
làm việc theo nhóm; và (iii) điều phối sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận
chuyên biệt.
2.3.3.7. Công tác đánh giá nhân viên và chế độ đãi ngộ
a. Công tác đánh giá nhân viên
Bảng 2.27 cho thấy, chỉ có 44 người (tương ứng 34,2%) tán thành việc đánh giá
nhân viên là công bằng, chính xác; 53 người (tương ứng 42,4%) tin tưởng vào cấp trên đủ năng lực để đánh giá thực hiện công việc; có 67 người (tương ứng 53,6%) cho
rằng phương pháp đánh giá hiện nay hợp lý. Tuy nhiên, chỉ có 40 người chiếm tỷ lệ
32,0% nhân viên cho rằng quá trình đánh giá giúp họ rõ ràng về phát triển nghề nghiệp
cá nhân và có 50 người chiếm tỷ lệ 40,0% cho rằng việc đánh giá đã thực sự giúp ích
Bảng 2.27: Thống kê mô tả “về công tác đánh giá nhân viên” STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Việc đánh giá nhân viên là công bằng, chính xác 125 3,14 0,820 2 Bạn tin vào cấp trên đủ năng lực để đánh giá kết
quả thực hiện công việc của bạn 125 3,30 0,873
3 Quá trình đánh giá giúp cho bạn có kế hoạch rõ ràng
về việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân 125 3,14 0,945
4 Việc đánh giá đã thực sự giúp ích để bạn nâng cao
chấtlượng phục vụ 125 3,27 0,901
5 Bạn có thấy phương pháp đánh giá hiện nay hợp
lý không? 125 3,38 0,949
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
b. Đánh giá về yếu tố nhu cầu
Mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau, có thể nói nhu cầu chính là yếu tố thúc đẩy con người làm việc, vì vậy, nhu cầu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công
việc. Kết quả thống kê được trình bày ở bảng 2.28 cho thấy các phát biểu về nhu cầu ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả làm việc được đa số đáp viên đánh giá ở mức
“đồng ý hoặc rất đồng ý” với điểm trung bình nằm trong khoảng từ 3,64 - 3,78. Tuy nhiên, phát biểu “Lương của tôi đảm bảo nhu cầu cơ bản của tôi và gia đình” lại được đánh giá ở mức độ là bình thường (có 43 người với tỷ lệ 34,4%). Trong khi đó, người lao động lại đánh giá cao hơn ở yếu tố “được mọi người tôn trọng trong công việc”
(có 66 người với tỷ lệ 52,8%), từ đó cho thấy lãnh đạo Công ty cần chú ý nhiều hơn đến yếu tố này, cho phép người lao động tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định của lãnh đạo đơn vị.
Bảng 2.28: Thống kê mô tả các yếu tố về nhu cầu
STT Các tiêu chí Số phiếu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
1 Lương của tôi đảm bảo nhu cầu cơ bản của tôi
và gia đình (ăn, ở, học tập…) 125 3,03 1,211
2 Tôi được tổ chức chi trả các khoản bảo hiểm (y
tế, xã hội…) 125 3,64 1,011
3 Tôi được tạo mọi điều kiện để làm việc tốt nhất 125 3,70 0,925 4 Tôi được mọi người tôn trọng trong công việc 125 3,78 0,829 5 Tôi có nhiều cơ hội để phát huy năng lực khi
làm việc 125 3,70 0,992
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
“ Nhìn bên ngoài, đây là một công việc khá hào nhoáng vì khi trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ được đi khắp nơi mà không phải bỏ tiền túi. Đây là một công
việc đầy nhọc nhằn và áp lực cao, nhưng bù lại tiền lương và đãi ngộ Công ty trả
cũng rất hấp dẫn. Cần phải có nhiều tố chất như: Kiến thức, ngoại ngữ, năng khiếu,
sức khỏe, kinh nghiệm, lòng yêu nghề…, và phải chấp nhận một công việc căng
thẳng, thời gian không ổn định, phải hiểu biết nhiều về địa lý, văn hóa, lịch sử của
nước mình, nước bạn và cập nhật thông tin thường xuyên… Vất vả, khó khăn nhưng
đó lại là nguồn động lực lớn lao để tôi nuôi dưỡng đam mê.”
c. Đánh giá về sự công bằng
Bảng 2.29 biểu diễn kết quả tính giá trị trung bình của các phát biểu về sự công
bằng theo đánh giá của nhân viên Công ty CPDLKG. Kết quả thống kê cho thấy tất cả
các phát biểu về sự công bằng đều được các nhân viên đồng ý là có ảnh hưởng đến