Bản câu hỏi
Dựa trên việc kế thừa các đề tài trước, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, tác giả đã xây dựng bản câu hỏi nghiên cứu hoàn chỉnh (xem Phụ lục 01) bao gồm hai phần:
+ Phần 1: Khảo sát ý kiến của nhân viên về công tác phát triển NNL
+ Phần 2: Phần thông tin về cá nhân
Thang đo
Thang đo nhiều chỉ báo, hay thang đo Likert là hình thức đo lường được sử
dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu KT-XH. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ:
1. Rất không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Trung dung (không đồng ý cũng không phản đối)
4. Đồng ý
5. Rất đồng ý
Do vào thời điểm tác giả tiến hành nghiên cứu có những thuận lợi như: (i) tổng
số cán bộ, nhân viên trong Công ty là 143 người; (ii) điều kiện làm việc ít phân tán;
(iii) tác giả trước đây là chuyên viên kỹ thuật của Công ty nên việc điều tra, khảo sát
toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Công ty là hoàn toàn khả thi.
Tác giả đã chuẩn bị và phát ra 143 phiếu, thu về 138 phiếu đạt tỷ lệ 96,5%.
Trong số 138 phiếu thu về có 13 phiếu tác giả loại bỏ vì có quá nhiều ô không đánh
dấu (bỏ trống), còn lại 125 phiếu đạt yêu cầu sử dụng. Tác giả đã sử dụng phần mềm
SPSS để xử lý dữ liệu.
Bảng 2.13: Thống kê số phiếu phát ra, thu về
STT Bộ phận Số phiếu
phát ra
Số phiếu
thu về
Tỷ lệ % số
phiếu thu
về, phát ra
Tỷ lệ (%) số
phiếu thu về,
phiếu hợp lệ
1 Khối trực tiếp 79 72 91,1 57,6 2 Khối bán trực tiếp 42 36 85,7 28,8 3 Khối gián tiếp 22 17 77,3 13,6 Tổng cộng 143 125 87,4 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Bảng 2.13 cho thấy, tỷ lệ người tham gia trả lời bản câu hỏi là tương đối phù hợp với cơ cấu lao động tại Công ty, số lượng nhân viên tham gia trả lời bản câu hỏi
chiếm tỷ lệ cao 96,5% và tỷ lệ số phiếu sử dụng cho nghiên cứu bình quân các khối là 87,4%.