Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần du lịch Kiên Giang 2020 (Trang 25)

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL trước hết phải kể đến là thể trạng sức khỏe của nhân lực. Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết và không thể thiếu. Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ. Hơn thế, chỉ có sức khỏe mới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt

hơn, mới hình thành được NNL có sức khỏe tốt không chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó, và như vậy mới tạo ra được NNL có chất lượng cao.

Trí tuệ, lao động trí tuệ là nhân tố quan trọng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày nay. Trí tuệ của NNL được thể hiện thông qua tri thức. Tuy nhiên, tri thức chỉ

thực sự trở thành nguồn lực khi nó được con người tiếp thu, làm chủ và sử dụng chúng. Việc phân tích nhân tố trên đây cho thấy vai trò của NNL nói chung, đặc biệt là nguồn lao động chất xám là hết sức cần thiết, nhân tố đóng vai trò quyết định đối với NNL của xã hội, đánh dấu bước phát triển của một xã hội nhất định trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng của NNL. Chất lượng NNL được phân tích làm sáng tỏ trên các mặt cơ cấu NNL hiện có, trình độ học vấn, số năm đi

học bình quân. Tình trạng thể lực NNL về tình trạng sức khỏe, trọng lượng, chiều cao, tình trạng bệnh tật… Chất lượng NNL gắn với nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

Như vậy, có thể phân loại tất cả lực lượng lao động ra loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hóa... Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào

đóng góp của lực lượng lao động tri thức.

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL bao gồm trí tuệ, sức khỏe là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho chất lượng NNL. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện chủ yếu để chuyển tải tri thức, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Khi có sức khỏe tốt thì mới có điều kiện để tiếp thu tri thức của nhân loại, mới có khả năng xử lý các thông tin, ứng dụng tri thức của nhân loại vào thực tiễn.

1.4.2. Thị trường sức lao động

Khi nói đến phát triển NNL trong kinh tế thị trường, chúng ta phải quan tâm đến thị trường sức lao động. Đây là một trong những đặc điểm làm thay đổi về chất và

lượng trong việc phát triển NNL trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nâng cao tính linh hoạt của thị trường sức lao động, tức là tránh những quy

định xơ cứng mà cần phải để cho giá cả sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao

động, cơ cấu lao động tự thích ứng với những thay đổi của thị trường, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức sản xuất, chế độ làm việc, phương thức hợp đồng thuê mướn nhân công, trình tự và nội dung thương lượng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động

và người lao động. Thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự ra đời và vận động của một loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Các yếu tố cơ bản trên thị trường sức lao động trước hết và quan trọng hơn hết là hàng hóa sức lao động, là cung cầu, giá cả sức lao động.

Nguồn cung và cầu về sức lao động thực chất là cung và cầu về NNL được hình thành từ các yếu tố khác nhau. Nguồn cung về nhân lực được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung còn được thể hiện từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức hoặc nguồn cung còn được thể hiện từ nguồn lao động nhập khẩu. Một nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từ những người đến độ tuổi lao động.

Đối với nước ta đây là nguồn cung rất lớn với đặc điểm Việt Nam dân số trẻ.

Nguồn cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài. Sự tác động qua lại của cung cầu hình thành nên giá cả sức lao động, khoản thù lao mà người lao động nhận được phản ánh trạng thái cân bằng trên thị trường sức lao động.

1.5. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch1.5.1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch 1.5.1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch được hiểu là lực lượng lao động

tham gia vào quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ

khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ

tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ

khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn, nhà hàng, cung ứng hàng hóa cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, đội ngũ quản lý, đào tạo nhân lực du

lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch v.v… Lẽ

tất nhiên các lao động trực tiếp phục vụ khách bao giờ cũng có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch [21].

1.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp du lịch nghiệp du lịch

Quá trình phát triển NNL nói chung và quá trình phát triển NNL trong các doanh nghiệp du lịch nói riêng chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và các nhân tố nhân tố bên trong của tổ chức. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành du lịch mà các nhân tố ảnh hưởng tập trung vào các nhân tố sau đây:

1.5.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Là nội dung quan trọng trong phân tích môi trường vĩ mô. Sức mua (cầu du lịch)

phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy các nội dung như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, suy thoái hay lạm phát, thu nhập, mức sống… có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực và chính sách của doanh nghiệp đối với NNL. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác

phát triển NNL của doanh nghiệp.

b. Môi trường chính trị - pháp luật

Là nội dung không thể xem nhẹ khi phân tích môi trường vĩ mô. Bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế nhà nước đối với ngành kinh doanh. Bất cứ sự thay đổi

về chính sách hay chế độ của Nhà nước đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp du lịch. Đối với lĩnh vực phát triển NNL, pháp luật của Nhà

nước mà tiêu biểu là Luật Lao động điều tiết tổng quát các vấn đề liên quan đến trách

nhiệm và quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp

nhằm tránh các hành xử tùy tiện liên quan đến vấn đề tuyển dụng, hợp đồng lao động,

thôi việc, sa thải và các chế độ theo quy định… Chính sách phát triển du lịch của Nhà

nước tác động đến sự phát triển du lịch, trong đó chính sách đào tạo phát triển NNL

ngành du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển NNL của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển NNL doanh nghiệp du lịch cần gắn liền với pháp luật lao động và các

c. Môi trường văn hóa - xã hội

Là cơ sở tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du lịch.

Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn và

ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch. Môi trường văn hóa - xã hội

hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói

quen cư xử của khách hàng trên thị trường. Môi trường văn hóa - xã hội có tác động

lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về

các giá trị của người lao động. Và như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các

chính sách phát triển NNL nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời

khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của NNL tại doanh nghiệp.

d. Dân số

Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng NNL cũng như ảnh hưởng đến chiến lược cơ cấu lao động trong doanh nghiệp.

1.5.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Các nhân tố chủ yếu thuộc môi trường vi mô trong phát triển NNL là vấn đề cạnh

tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp và khả năng cung ứng của thị trường lao động, của cơ sở đào tạo.

a. Đối thủ cạnh tranh

Luôn là người đồng hành cùng doanh nghiệp và cũng là những người đưa doanh

nghiệp đến với khó khăn bất cứ lúc nào. Cạnh tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp trong cùng ngành tác động mạnh đến số lượng và chất lượng NNL của mỗi doanh

nghiệp. Nó tạo ra sự di chuyển NNL từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc

biệt là NNL chất lượng cao. Bởi lẽ, các đặc điểm chuyên môn nghề nghiệp, yêu cầu về

NNL của các doanh nghiệp trong cùng ngành du lịch luôn có sự tương đồng.

b. Sức ép từ phía những nhà cung cấp

Là các tổ chức, cá nhân được xã hội cho phép cung cấp các nguồn lực cần thiết

cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch. Khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo là một trong những nguồn cung cấp lao động rất

quan trọng cho các doanh nghiệp, khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hưởng đến

mức độ dư thừa hay khan hiếm NNL trong các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, chất lượng

của các cơ sở đào tạo cũng phải được xem là nhân tố quyết định chất lượng NNL của

Như vậy, hai nhân tố thuộc môi trường vi mô này tác động đến yếu tố cung cầu

trong thị trường lao động ngành du lịch, làm gia tăng áp lực cạnh tranh về NNL và ảnh hưởng đến định hướng, mục tiêu phát triển NNL của mỗi doanh nghiệp.

1.5.2.3. Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ

Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố thuộc về NNL bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, quyết định nội lực phát

triển NNL của doanh nghiệp. Trong công tác phát triển NNL của doanh nghiệp, các

nhân tố này là chính sách thu hút nguồn nhân lực, chế độ bố trí, sử dụng NNL, chế độ đào tạo và đào tạo lại, chế độ đãi ngộ, môi trường văn hóa tổ chức, tiềm lực tài chính.

a. Chính sách thu hút nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du

lịch. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh và tình hình thực tế, doanh nghiệp sẽ có

chính sách thu hút NNL cụ thể cho từng thời kỳ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng và chất lượng NNL với cơ cấu phù hợp để thực hiện các công việc, mục

tiêu, nhiệm vụ của mình. Do đó, việc hoạch định nhân lực chính xác và khoa học giúp

doanh nghiệp xây dựng chính sách thu hút NNL phù hợp và hấp dẫn tạo tiền đề cho

doanh nghiệp tuyển dụng được nhân lực có chất lượng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NNL tại doanh nghiệp.

b. Chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực

Bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhân sự, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù lao động của nước ta nhiều nhưng lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp không phải là nhiều. Mặt

khác sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thu hút nhân sự ngày càng tăng, bài toán đảm bảo đủ số lượng, chất lượng trở thành cơ bản nhất và khó khăn nhất đòi hỏi

các doanh nghiệp phải làm tốt công tác hoạch định, bố trí sử dụng nhân sự.

Bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đúng người đúng việc là đảm bảo sử dụng

nhân lực đúng với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi cá nhân nhằm làm gia

tăng năng suất lao động và tạo động lực của nhân viên khi làm việc. Hơn nữa, trong xã hội hiện đại, nguyện vọng của người lao động cũng cần được chú ý nhằm tạo động lực

cho họ trong quá trình lao động. Người lao động khi được sắp xếp vào vị trí đúng

chuyên môn, sở trường của họ thì sẽ phát huy được hết khả năng, sự nhiệt tình và hăng

say trong công việc,hơn nữa đúng người, đúng việc đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của doanh nghiệp.

Bố trí và sử dụng nhân sự đảm bảo đúng thời hạn, đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động. Việc sử dụng lao động phải đảm bảo các đột biến về nhân

sự trong quá trình kinh doanh do tác động đến từ hưu trí, bỏ việc, thuyên chuyển công

tác… Hoặc trong nhiều trường hợp cần đa dạng hoá các loại hình lao động nhằm tiết

kiệm chi phí nhân công mà hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ.

Như vậy, chế độ bố trí, sử dụng NNL là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến phát triển NNL, là tiền đề vững chắc cho phát triển NNL trong doanh nghiệp.

c. Chế độ đào tạo và đào tạo lại

Chế độ đào tạo và đào tạo lại là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng

NNL của doanh nghiệp một cách toàn diện. Nó giúp người lao động hiểu rõ hơn về

công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp từ đó thực hiện chức năng nhiệm vụ của

mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng

của họ với các công việc tương lai đáp ứng yêu cầu của tổ chức. Đây chính là nền tảng để phát triển NNL trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xuất phát từ một trong những vấn đề bức xúc của nước ta hiện nay là đào tạo du lịch chưa gắn liền với nhu cầu của

doanh nghiệp. Trong khi chờ đợi những đổi mới từ ngành giáo dục, thì việc cần thực

hiện ngay của các doanh nghiệp du lịch là đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc.

Chế độ đào tạo và đào tạo lại cần phải được thực hiện một cách khoa học, có tổ

chức và có kế hoạch. Nhất thiết phải chọn đúng người, đúng nội dung, đúng phương pháp đào tạo, đúng phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo và phải đầu tư kinh phí hợp

lý thì mới thật sự thu hút. Từ đó người lao động có động cơ học tập đúng đắn và mạnh

mẽ, thúc đẩy họ thật sự học tập để nâng cao trình độ. Như vậy, chất lượng nhân lực

của doanh nghiệp được nâng cao theo thời gian.

d. Chế độ đãi ngộ

Biết được giá trị của nhân viên trong từng loại công việc để quyết định mức khen thưởng hợp lý với các hình thức thưởng và đãi ngộ khác nhau, tránh “cào bằng”. Đồng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần du lịch Kiên Giang 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)