Công tác lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần du lịch Kiên Giang 2020 (Trang 56)

2.2.3.1. Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực

Muốn phát triển NNL một cách bài bản, đúng hướng và chủ động thì cần phải

lập kế hoạch cho công việc này. Lập kế hoạch NNL không chỉ đơn thuần chú ý đến

việc dự báo và tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết. Đối với Công ty CPDLKG việc

lập kế hoạch NNL giúp cho công ty thấy rõ phương hướng, cách thức quản lý NNL

cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Hàng

năm, căn cứ vào dự báo tình hình khách trên thị trường, kế hoạch kinh doanh, trên cơ

sở định mức lao động, công ty sẽ lập kế hoạch nhu cầu về số lượng, cơ cấu cũng như

trình độ NNL để đảm bảo công tác kinh doanh, để không bị động trong việc đáp ứng

NNL cho các bộ phận. Vì nếu tuyển thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân

viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng

thực hiện công việc.

2.2.3.2. Công tác tuyển dụng và bố trí nguồn nhân lực

a. Công tác tuyển dụng

Công ty CPDLKG xác định công tác tuyển dụng nhân sự cho nhu cầu phát triển

của công ty là việc làm cấp thiết và áp dụng nhiều hình thức để thu hút và tuyển dụng

cho nhu cầu phát triển của công ty.

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 10 đơn vị đang tham gia đào tạo

các ngành học liên quan đến lĩnh vực du lịch, bao gồm một số cơ sở giáo dục và đơn vị

sự nghiệp có thu, cụ thể như sau: (1) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang; (2)

Trường Cao đẳng Cộng Đồng Kiên Giang; (3) Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kiên Giang; (4) Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang; (5) Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch Hà Tiên; (6) Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch Phú Quốc; (7) Trung tâm giới thiệu việc làm Kiên Giang; (8) Phòng Văn hóa - Thông tin Hà Tiên; (9) Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Quốc; và (10) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang.

Các cơ sở đào tạo tập trung vào 3 nhóm ngành chính là: khách sạn - nhà hàng; du lịch lữ hành; và ngoại ngữ. Với cơ cấu chuyên ngành đa dạng, bao phủ toàn diện

các hoạt động nghiệp vụ của ngành du lịch, các cơ sở đào tạo đã đáp ứng được nhu cầu

của người học, đồng thời mang lại cho học viên nhiều sự lựa chọn khi muốn theo đuổi

ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.

Từ năm 2010-2014 trên toàn tỉnh Kiên Giang mở được 64 khóa học. Các khóa học được mở rải rác ở các năm nhưng tập trung khai giảng nhiều vào giai đoạn năm 2012 đến

Bảng 2.7: Số lượng lớp đã đào tạo

Số

TT Tên cơ sở đào tạo

Số lượng lớp đã đào tạo (lớp) Tỷ lệ (%)

1 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang 5 7,81 2 Trường Cao đẳng Cộng đồng 2 3,13

3 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật 14 21,88

4 Trường Cao đẳng Nghề 12 18,75

5 Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch Hà Tiên 7 10,94 6 Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch Phú Quốc 7 10,94 7 Trung tâm giới thiệu việc làm Kiên Giang 4 6,25 8 Phòng Văn hóa - Thông tin Hà Tiên 5 7,81 9 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Quốc 6 9,38

10 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

Tỉnh 2 3,13

Tổng 64 100

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang, 2014

Bảng 2.7 cho thấy, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kiên Giang và Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang là hai trường dẫn đầu về qui mô đào tạo với số lớp đào tạo

cao nhất lần lượt là 14 lớp (chiếm 21,88%) và 12 lớp (chiếm 18,75%), do đây là hai

trường dạy nghề có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín ở tỉnh Kiên Giang.

Bảng 2.8: Tổng số học viên của các cơ sở đào tạo Số

TT Tên cơ sở đào tạo

Tổng số

học viên

Tỷ lệ

(%)

1 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang 175 5,42 2 Trường Cao đẳng Cộng đồng 137 4,24

3 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật 1.576 48,82

4 Trường Cao đẳng Nghề 406 12,58

5 Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch Hà Tiên 187 5,79 6 Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch Phú Quốc 234 7,25 7 Trung tâm giới thiệu việc làm Kiên Giang 140 4,34

8 Phòng Văn hóa - Thông tin Hà Tiên 163 5,06 9 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Quốc 105 3,25 10 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Tỉnh 105 3,25

Tổng 3.228 100

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang, 2014

Kết quả thống kê ở bảng 2.8 cho thấy, trong giai đoạn 2010-2014 các cơ sở đào tạo trong tỉnh Kiên Giang đã đào tạo được 3.228 học viên các chuyên ngành về du

lịch. Với số lượng này phần nào cũng đã góp phần bổ sung cho NNL đang thiếu hụt

trong ngành du lịch của tỉnh hiện nay.

Trong quá trình thu thập số liệu, tác giả đã phỏng vấn Thạc sỹ Nguyễn Xuân

Quang, Trưởng phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch Kiên Giang. Ông cho biết:

“Tổng số lượng học viên của các cơ sở đào tạo nói trên chỉ xấp xỉ bằng 1/3 nguồn

nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh. Điều này chứng tỏ rằng số lượng lao động

chưa qua đào tạo trên toàn tỉnh là rất cao. Trong số 10 cơ sở đào tạo, Trường Cao

đẳng Kinh tế Kỹ thuật có tỷ lệ học viên cao nhất, chiếm đến 48,82% do trường có danh mục ngành đào tạo đa dạng, thời gian đào tạo linh hoạt phù hợp với nhu cầu

và điều kiện của người học. Tuy nhiên, học viên đa số là người lao động, họ thường

tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (có 1.156 học viên, tương đương 73,4% số học viên của trường tham gia khóa học bồi dưỡng ngắn hạn) nhằm trang bị kiến thức, kỹ

năng cơ bản để giải quyết vấn đề trước mắt, chưa có định hướng nghề nghiệp lâu dài.

Đối tượng khác là nhân viên đang làm việc trong các cơ sở kinh doanh, tham gia lớp học

nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn”.

Các hình thức công ty áp dụng để tuyển dụng nhân sự bao gồm: (1) từ quảng

cáo tuyển dụng; (2) từ các trường đào tạo, trung tâm dịch vụ việc làm; (3) nhân viên cũ

của doanh nghiệp; (4) nhân viên trong công ty giới thiệu; (5) bạn bè của nhân viên giới

thiệu và (6) cộng đồng nhân sự giới thiệu.

Bảng 2.9 được cung cấp từ Phòng Tổ chức - Hành chính cho thấy, trong năm 2014 để tuyển dụng bổ sung số lượng nhân viên thiếu hụt công ty đã tiếp nhận 96 hồ sơ xin việc, trong đó số hồ sơ xin việc do nhân viên công ty giới thiệu chiếm 27,1%,

tiếp đến là từ quảng cáo tuyển dụng 18,8%, nhân viên cũ xin vào làm việc lại chiếm

16,7%.

Bảng 2.9: Nguồn tuyển dụng nhân sự năm 2014

Nguồn tuyển dụng Số lượng

(người) Tỉ lệ %

Từ quảng cáo tuyển dụng 18 18,8

Từ các trường đào tạo, trung tâm dịch vụ việc làm 14 14,6

Nhân viên cũ của doanh nghiệp 16 16,7

Nhân viên trong công ty giới thiệu 26 27,1 Bạn bè của nhân viên giới thiệu 10 10,4 Cộng đồng nhân sự giới thiệu 12 12,5

Tổng 96 100

Nguồn:Số liệu Phòng Tổ chức - Hành chính

Tuy nhiên, việc tuyển dụng của công ty trong thời gian qua gặp khá nhiều khó khăn và trở ngại vì một số lý do: (i) việc tổ chức tuyển dụng chưa chuyên nghiệp; (ii) lương và các chế độ đãi ngộ khác của công ty chưa hấp dẫn người lao động, nhất là lao

động có trình độ cao; (iii) việc tuyển dụng lao động bậc cao đáp ứng nhu cầu của công

Biểu đồ 2.5: Nguồn tuyển dụng nhân sự năm 2014

Nguồn: Số liệu Phòng Tổ chức - Hành chính b. Bố trí nguồn nhân lực

Sau mọi nỗ lực của bộ phận tuyển dụng nhân sự để Công ty có được một đội

ngũ lao động có khả năng thích ứng với nhiệm vụ được giao, Công ty CPDLKG luôn quan tâm đến việc bố trí và sử dụng NNL đó sao cho hợp lý và hiệu quả để nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, phát huy năng lực sở trường của người lao động, tạo động cơ và hưng phấn cho nhân viên trong suốt quá trình làm việc.

2.2.3.3. Công tác đào tạo và phát triển năng lực

Ban lãnh đạo Công ty CPDLKG nhận thức được rằng, trong kinh doanh du lịch,

do có sự thay đổi của các yếu tố môi trường du lịch, đặc biệt là sự phát triển không

ngừng của khoa học công nghệ và sự biến động của nhu cầu khách hàng ngày càng cao nên Công ty phải thường xuyên nâng cao trình độ quản trị, tay nghề, kỹ năng nghiệp

vụ, kỹ năng chuyên môn, giao tiếp, ứng xử… để bắt kịp và cập nhật những thông tin

và kiến thức mới.

Việc đào tạo không những Công ty tập trung đào tạo cho những nhân viên mới

tuyển dụng mà còn quan tâm đào tạo, đào tạo lại cho những nhân viên cũ căn cứ vào

đánh giá, nhận xét nhân viên cuối năm của các trưởng bộ phận.

Bảng 2.10: Thống kê quy mô đào tạo chuyên môn

Đơn vị tính: người

Năm Tổng số nhân viên Số lượt nhân viên

đã được đào tạo Tỷ lệ %

2010 155 42 27,1 2011 156 46 29,5 2012 145 38 26,2 2013 140 39 27,9 2014 143 34 23,8 Nguồn: Số liệu Phòng Tổ chức - Hành chính

Bảng 2.10 là bảng thống kê quy mô đào tạo chuyên môn trong giai đoạn 2010- 2014 cho thấy số lượt nhân viên được đào tạo còn ít, bình quân chỉ đạt tỷ lệ 26,9% trên tổng số nhân viên của Công ty. Đây là vấn đề mà Công ty cần nghiên cứu, tính toán

trong giai đoạn đến năm 2020.

Bảng 2.11: Thống kê các loại hình đào tạo chuyên môn

Đơn vị tính: người

Loại hình đào tạo chuyên môn

Năm Tổng số được đào tạo Nghiệp vụ du lịch Nghiệp vụ chuyên môn Cứu hộ trên biển Sơ cấp cứu và đuối nước Vệ sinh an toàn thực phẩm 2010 42 18 12 2 4 6 2011 46 19 16 3 3 5 2012 38 16 11 3 4 4 2013 39 19 13 2 3 2 2014 34 20 9 1 2 2 Tổng 199 92 61 11 16 19 Nguồn: Số liệu Phòng Tổ chức - Hành chính

Thống kê các loại hình đào tạo chuyên môn trong Bảng 2.11 cho thấy, Công ty CPDLKG đã có quan tâm, chú trọng nhiều đến lĩnh vực chuyên môn như: nghiệp vụ

du lịch, nghiệp vụ chuyên môn và một số nghiệp vụ khác theo yêu cầu bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, mà chưa chủ động tổ chức đào tạo về

ngoại ngữ cho nhân viên. Công ty chỉ hỗ trợ kinh phí đào tạo về chuyên môn, còn ngoại ngữ thì Công ty ban hành quy định yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ của từng bộ

phận và những nhân viên chưa đạt chuẩn trình độ thì phải tự học để bổ sung theo yêu cầu của Công ty.

Bảng 2.12 cho thấy kinh phí cho đào tạo nghiệp vụ chuyên môn (trừ đào tạo

ngoại ngữ) trong giai đoạn 2010-2014 của Công ty thì có bình quân 39,8% số lượt nhân viên được đào tạo và chi phí đào tạo các năm về sau càng giảm, chi phí bình quân 2,052 triệu đồng/lượt người.

Bảng 2.12: Chi phí đào tạo qua các năm 2010-2014

Năm

Nội dung Đơn vị tính

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng doanh thu Triệu đồng 25.907 23.441 26.406 29.509 24.187 Tổng chí phí đào tạo Triệu đồng 131 124 96 84 65 Tổng số lao động Người 155 156 145 140 143

Lượt người đào tạo Người 42 46 38 39 34 Bình quân chi phí đào tạo

/người Triệu đồng 3,12 2,70 2,53 2,15 1,91

Nguồn: Số liệu Phòng Tổ chức - Hành chính

Mặc dù có quan tâm đến công tác đào tạo, nhưng do tình hình SXKD ngày càng

khó khăn nên nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo phần nào còn hạn chế.

Để đảm bảo cho người lao động gắn bó với Công ty, trước khi được cử đi học, người lao động phải làm cam kết phục vụ lâu dài cho Công ty và được hưởng 100% tiền lương cấp bậc, tiền tàu xe. Kết quả học tập là căn cứ để Công ty xem xét thưởng theo định

kỳ, cuối năm.

2.2.3.4. Công tác đãi ngộ

Công ty CPDLKG được biết đến như một công ty đầu đàn của tỉnh Kiên Giang về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Mặc dù trong giai đoạn 2010-2014 hoạt động

SXKD của công ty gặp nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo công ty đã có những quyết sách để đảm bảo công ty hoạt động ổn định, giữ được nhân viên và duy trì, thực hiện

tốt công tác đãi ngộ đối với nhân viên.

“Chúng tôi đang thiết kế lại hệ thống lương và phúc lợi cho phù hợp với tình hình

mới để vừa đáp ứng đúng kỳ vọng của người lao động (nhất là những nhân tài), vừa

giúp Công ty đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài. Chúng tôi vẫn xem lương là

một trong những yếu tố quan trọng có sức thu hút và giữ chân các nhân viên mẫn

cán, đồng thời tiếp tục xây dựng các chính sách động viên khác như khen thưởng

những nhân viên đạt thành tích xuất sắc, cung cấp các chương trình bảo hiểm y tế

toàn diện, chế độ nghỉ dưỡng bổ sung, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh… nhằm giúp người lao động cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia

đình. Tuy nhiên, trong năm 2014 Công ty vẫn có một số nhân viên đầu quân cho

những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mới khai trương hoạt động như Vingroup Phú

Quốc,… nơi mà họ hứa hẹn sẵn sàng cung cấp cho những nhân viên này tiền lương

hấp dẫn, những gói phúc lợi cao hơn…”

Về tiền lương

Công ty CPDLKG đang áp dụng các hình thức trả lương sau đây: (i) trả lương

theo sản phẩm cho lao động trực tiếp; (ii) trả lương thời gian cho lao động gián tiếp; và (iii) trả lương hỗn hợp cho lao động bán trực tiếp. Tiền lương được phân phối công

bằng phụ thuộc vào kết quả lao động, gắn liền với năng suất và hiệu quả công việc của

từng người, từng bộ phận. Tiền lương cơ bản của người lao động tại công ty luôn cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Về tiền thưởng

Công ty áp dụng một số hình thức khen thưởng như: (i) Thưởng năng suất; (ii) thưởng tiết kiệm; (iii) thưởng sáng kiến. Đối với thưởng năng suất, thưởng tiết kiệm

Công ty có những quy định cụ thể từng mức thưởng tùy thuộc vào phần trăm (%) năng

suất vượt và tổng số tiền tiết kiệm được. Đối với khen thưởng sáng kiến, Công ty tổ

chức hội đồng để đánh giá hiệu quả của sáng kiến và mức độ áp dụng vào thực tiễn mà có những khoản tiền thưởng xứng đáng, phù hợp.

Về phúc lợi

Công ty có những chính sách phúc lợi để người lao động có thêm điều kiện để

nâng cao chất lượng cuộc sống như: tiền nghỉ lễ, tết; các ngày nghỉ được hưởng lương

Đối với các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngoài số tiền người lao động đóng góp, phần đóng góp của Công ty được thực hiện tốt, không có nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Công ty thực hiện tốt việc trích lập các quỹ và sử

dụng đúng mục đích theo quy định như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển

sản xuất,…

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

Để tạo điều kiện cho người lao động thư giãn, tái tạo sức lao động, Công ty luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên. Các phong trào văn hóa, văn

nghệ, thể dục, thể thao được chú trọng. Vào những ngày nghỉ lễ Công ty tổ chức thi đấu bóng đá mini, bóng chuyền bãi biển, thi hát ka-ra-ô-kê… Công ty cũng lựa chọn

những hướng dẫn viên du lịch tham gia Liên hoan hướng dẫn viên du lịch giỏi do

Tổng cục Du lịch tổ chức. Tuy nhiên, do cơ cấu tỷ lệ nữ giới thấp hơn nam giới nên

các phong trào thi người đẹp du lịch, các cuộc thi mang yếu tố sắc đẹp, duyên dáng,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần du lịch Kiên Giang 2020 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)