2. 1.2 Cơ cấu tổ chức
2.2.2 Thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát
triển của ngành ngân hàng trong 10 năm tới, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính của Việt Nam. Quá trình hội nhập sâu rộng sẽ giúp ngành ngân hàng Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn thông qua việc phát hành trái phiếu, niêm yết cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng gay gắt hơn sẽ kéo theo sự ra đời của những sản phẩm tài
chính mới, đẩy mạnh phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thống.
Các tổ chức tín dụng Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, kiến thức và công nghệ tài chính hiện đại từ các định chế tài chính nước ngoài cùng với quá trình chuyển giao công nghệ gia tăng mạnh mẽ khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam, qua đó nhanh chóng cải thiện được năng lực quản trị ngân hàng, năng lực cạnh tranh, trình độ ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. Việc dỡ bỏ các hạn chế
-34-
tham gia vào thị trường trong nước và đóng góp lớn vào sự phát triển của các định chế
tài chính và các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế của Việt Nam. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gián tiếp tác động lên hệ thống ngân hàng thông qua sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nền kinh tế.
Tuy nhiên việc mở cửa và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng mang lại những thách thứcnhất định, sự biến động của thị trường trong nước tăng lên, đòi hỏi các ngân hàng trong nước cũng phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng quản trị điều hành. Diễn biến của các dòng vốn, cùng với quá trình tự do hóa các giao dịch vốn theo các cam kết hội nhập quốc tế đã đặt ra thách thức lớn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam, gây những bất ổn nhất định đến thị trường tài chính Việt Nam. Trong tương lai, vẫn tiềm ẩn nhiều biến động bất thường và nguy cơ đảo chiều của luồng vốn quốc tế, do vậy, cần cấu trúc lại mô hình tăng trưởng để phát triển tốt hơn nhờ vào tiêu dùng nội địa chứ không phải phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và nguồn vốn từ bên ngoài.
Mặc dù các cơ quan chức năng, cũng như các NHTM đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy việc sử dụng thẻ thanh toán, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Trước tiên phải kể đến, do thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn nặng nề, đặc biệt là khu vực nông thôn, người dân thường thích chi tiêu bằng tiền mặt hơn là sử dụng một công cụ bị cho là “cao siêu” khó dùng.
Hệ thống máy ATM tuy phát triển nhanh, nhưng phân bố lại chưa đều. Số lượng máy tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, nơi phát triển dịch vụ thanh toán,
trong khi ở khu vực nông thôn, miền núi còn hạn chế. Một phần nguyên nhân cũng do người dân khu vực này chủ yếu có thu nhập thấp, nên họ thích lưu trữ tiền mặt hơn là sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Sự phân bố chưa đều còn ở chỗ, có nơi nhu cầu lớn, thì chỉ đặt một máy, có nơi nhu cầu ít hơn, lại đặt hai hay nhiều máy hơn tại cùng một vị trí, chủ yếu ở thành phố lớn. Điều này đã gây nhiều bất tiện cho người sử dụng, nhất là trong thời kỳ cao điểm, như: thời điểm trả lương, mua sắm lễ tết…
Người sử dụng thẻ ATM phần lớn là để rút tiền, chứ không phải thanh toán. Theo số liệu của Hiệp hội thẻ Việt Nam, tính đến cuối năm 2014, tổng giá trị giao dịch của các loại thẻ tại thị trường Việt Nam lên đến 32 tỷ USD, tuy nhiên, giao dịch rút
-35-
tiền vẫn còn lớn, chiếm hơn 80%. Do đó, tác dụng giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa nhiều, mặt khác làm tăng áp lực đối với duy trì hoạt động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM. Việc ATM chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu rút tiềnmặt của người dân là một sự lãng phí lớn, trong khi các tính năng, như: gửi tiền, thanh toán chưa được sử dụng nhiều.
Chất lượng các máy ATM cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Tình trạng các máy ATM "chết" không có tiền, treo máy, hệ thống đường truyền hay bị tắc nghẽn, bị nuốt thẻ... gây phiền phức, khiến người sử dụng quay lưng với dịch vụ thẻ ngày càng nhiều.
Nhiều trung tâm mua sắm, bán lẻ được trang bị máy POS, nhưng việc thanh toán của người dân qua phương thức này còn khiêm tốn. Việt Nam hiện cũng chưa có quy định nào bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải trang bị máy POS. Nhiều điểm chấp nhận thẻ hiện nay vẫn chưa mặn mà lắm với việc khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ, vì phải trả một khoản phí cho ngân hàng. Do vậy, có tình trạng ĐVCNT thu phụ phí của khách hàng thanh toán bằng thẻ, khiến người sử dụng muốn chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt. Mới đây, việc NHNN đồng ý cho các NHTM bắt đầu thu phí khi rút tiền tại máy ATM cũng tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng khách hàng. Bởi, người dân cho rằng, ngân hàng đang sử dụng tiền của họ với lãi suất thấplại còn thu phí là bất hợp lý.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng chưa tích cực hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ để mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán. Công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ của các NHTM đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.
20T
V20Tiệc phát triển những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi đã phát hành thẻ. Doanh số dùng thẻ để rút tiền mặt qua ATM chiếm tỷ trọng quá cao, doanh số thanh toán qua ĐVCNT chiếm tỷ lệ quá ít nhất là thẻ ghi nợ nội địa. Đây là một đặc điểm tương đối đặc thù của hoạt động thẻ ở Việt Nam so với các nước khác và biểu hiện rõ nhất của sự chưa hiệu quả và thiếu bền vững của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam. Việc thanh toán thẻ qua ĐVCNT còn thấp, tính liên kết giữa đơn vị bán hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không cao và kém bền
-36-
vững dẫn đến việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua POS nói chung là chậm và chưa tương ứng với yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế có hệ thống thanh toán hướng dần tới phi tiền mặt. Tỷ lệ thanh toán thẻ so với tổng doanh số bán lẻ của nền kinh tế hàng năm còn rất thấp, chưa đến 3%. Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người Việt Nam vốn quen với việc sử dụng tiền mặt và dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt luân chuyển rất lớn tại các hệ thống máy ATM nên chủ thẻ nội địa hầu như không có thói quen mua hàng hóa dịch vụ bằng thẻ mà dùngnó để rút tiền rồi dùng tiền mặt tại ATM để thanh toán, vì vậy việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.