Giai đoạn quý IV/2008 (1/10/2008 – 31/12/2008)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 46)

Từ cuối tháng 9 cho đến 19/10 tỷ giá tiếp tục được ổn định quanh mốc 16.610 VND. Ngày 22/10 tỷ giá USD/VND ở các NHTM bất ngờ tăng vọt tới mốc 16.800 VND, trong khi tỷ giá bình quân LNH vẫn ổn định, thậm chí giảm nhẹ. Ngày 23/10, giá bán ra đồng USD của các NHTM đồng loạt niêm yết ở mức 16.850 VND, sát trần biên độ +/-2% theo tỷ giá bình quân LNH, một phần là do cũng trong ngày này NHNN đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 13%. Sau đó giá USD bán ra của các NHTM cũng giảm nhẹ, ngày 27/10 xuống còn 16.847 VND và có xu hướng ổn định hơn.

Chiều 6/11, NHNN thông báo nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-2% lên +/-3%. Đây là lần thứ ba liên tiếp kể từ đầu năm NHNN điều chỉnh biên độ này, từ +/-0,75% lên +/-1% ngày 10/3, lên +/-2% kể từ ngày 27/6 và từ ngày 7/11 lên +/-3%. Đây cũng là mật độ điều chỉnh dày chưa từng có trong lịch sử. Trước đó, trong vòng 5 năm (từ 2002 – 2006) biên độ tỷ giá chỉ được điều chỉnh 2 lần. Trong ngày đầu tiên thực hiện biên độ mới, các NHTM đồng loạt đẩy cao giá bán ra USD, nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm ngân hàng. Các NHTM nhà nước đều niêm yết giá thấp hơn mức giá trần theo biên độ cho phép từ 48 – 50 VND trong khi các NHTMCP thì hầu hết giá USD bán ra đều tăng kịch trần biên độ cho phép, tỷ giá cho đến cuối tháng 11 vẫn tiếp tục tăng nhẹ ở các NHTM và trên thị trường tự do.

Nguyên nhân tỷ giá tăng trong giai đoạn này là do cầu ngoại tệ cao. Trước hết, thâm hụt cán cân thương mại lớn (7,22 tỷ USD trong 3 tháng từ tháng 4 - 6); nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao. Tiếp theo, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán ròng trái phiếu Chính phủ chuyển ngoại tệ về nước. Theo số liệu thống kê, từ 15/9 đến 24/10, trên cả hai sàn HaSTC và HOSE, khối đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,7 tỷ USD trái phiếu

Chính phủ và 100 triệu USD cổ phiếu các loại. Bên cạnh đó, nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài vẫn cao, ước khoảng 40 triệu USD/ngày. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả doanh nghiệp và người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.

Mặt khác, cung ngoại tệ giai đoạn này thấp do NHNN ban hành quyết định 09/2008/QĐ, không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu và vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu, giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị trường. Thêm vào đó, thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng trở lại. Chỉ trong 2 tháng 10 và 11/2008, thâm hụt thương mại lên tới 1,17 tỷ USD. Ngoài ra, một áp lực nữa làm cho cầu USD tăng là do Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng, khiến vàng nhập lậu ngay lập tức tăng lên, làm tăng cầu USD do USD là đồng tiền chính để thanh toán trong giao dịch vàng.

Cuối năm 2008, cụ thể là ngày 25/12, NHNN quyết định tăng mạnh tỷ giá bình quân trên thị trường LNH, thêm 3% so với mức 16.494 VND của ngày 24/12. Theo đó, tỷ giá bình quân LNH ngày 25/12 là 16.988 VND. Đây là lần thứ hai trong năm NHNN trực tiếp tăng mạnh tỷ giá này, gián tiếp tăng tỷ giá mua vào – bán ra của các NHTM. Trước đó, ngày 11/6, tỷ giá bình quân LNH cũng đã được tăng mạnh thêm 322 VND so với ngày trước đó (tăng 2%). Đi cùng với quyết định trên, biên độ tỷ giá vẫn được giữ nguyên (+/-3%). Tỷ giá sau đó có xu hướng giảm nhẹ và ổn định cho đến hết năm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w