Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 76)

mô rất quan trọng đối với nền kinh tế. Với một chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới như chủ trương của Đảng và Nhà nước thì việc xây dựng một chính sách tỷ giá hối đoái tác động tích cực đến hoạt động XNK của Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi xây dựng một chính sách tỷ giá có lợi cho hoạt động XNK cũng cần đặt nó trong mối tương quan với các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác, đồng thời chính sách tỷ giá cũng phải được đặt trong sự phối hợp đồng bộ của các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách quản lý ngoại hối, chính sách lãi suất, chính sách XNK, chính sách thuế… Như vậy, sẽ tăng được hiệu quả tác động của chính sách tỷ giá đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động XNK nói riêng. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá và hoạt động XNK ở Việt Nam thời gian tới.

3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoạihối hối

Nền kinh tế cũng như hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển hoàn thiện, do vậy mà hệ thống các chính sách cũng không tránh khỏi những bất cập và chưa phát huy hết vai trò của mình. Nhằm thực hiện được vai trò là một công cụ nhạy bén của chính sách tiền tệ đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đặc biệt thực hiện vai trò bảo đảm mục tiêu khuyến khích XK, tăng dự trữ ngoại hối, chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá trong thời gian tới phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng sau:

Về hoàn thiện chính sách tỷ giá:

- Tiếp tục thực hiện ổn định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với ngoại tệ dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước không thể thay thế được thị trường mà chỉ can thiệp bằng các công cụ điều hành của mình một cách hợp lí và đúng thời điểm, tránh không để xảy ra những cú đột biến, cú sốc như trong thời gian qua.

- Cần nghiên cứu một cách kĩ càng nên phá giá hay nâng giá đồng VND sao cho tỷ giá USD/VND không những thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu một cách bền vững mà còn phải cân bằng với các mục tiêu khác của chính phủ như tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng dự trữ quốc gia, chống đầu cơ ngoại tệ và tình trạng Đô la hóa...từ đó điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với sức mua thực tế của Đồng Việt Nam,

- Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của NHNN đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (Hiện nay biên độ này là +/- 3 %). NHNN chỉ điều chỉnh tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ LNH và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ đô la.

- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ. Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. NHNN nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như đồng EURO, yên Nhật vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

- Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ.

- Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao. Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó còn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết.

Về chính sách quản lý ngoại hối:

- Từng bước xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý để điều chỉnh và quản lý ngoại hối có hiệu quả. Rà soát lại các văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá, bãi bỏ những quy định không phù hợp hay chồng chéo, nhanh chóng sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với tình hình thực tế.

các hoạt động hối đoái của các NHTM; giảm thiểu tối đa các thủ tục và thời gian thực hiện nghiệp vụ SWAP.

- Cho phép một số NHTM thực hiện mở rộng một số giao dịch hối đoái theo thông lệ quốc tế, nâng cao tính linh hoạt của thị trường ngoại hối và tạo thêm công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp.

- Mở rộng hơn nữa thị trường ngoại hối có tổ chức, lập thêm các điểm thu đổi ngoại tệ, dần dần tiến tới tự do hơn trong giao dịch ngoại tệ nhưng vẫn phải không làm mất sự giám sát của Nhà nước. Tự do trong giao dịch ngoại hối phải đi đôi với việc tăng cường hơn nữa sự giám sát các giao dịch và chu chuyển ngoại hối. Kiểm soát chặt chẽ việc mang ngoại tệ ra nước ngoài của các thể nhân và pháp nhân.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi những quy định trong chế độ quản lý ngoại hối hiện hành

- Tăng cường bổ sung dự trữ ngoại tệ của Nhà nước để có thêm sức mạnh, sẵn sàng can thiệp khi cần thiết nhằm ổn định tỷ giá hối đoái có lợi cho XK, NK và thanh toán quốc tế. Mặt khác phải tìm cách xử lý lãi suất huy động ngoại tệ để huy động được nhiều ngoại tệ vào Ngân hàng. Đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân, tổ chức kinh tế – xã hội cần tham khảo tiền gửi bằng ngoại tệ của các nước trong khu vực, về nguyên tắc là không thấp hơn nhưng cũng không quá cao. Lãi suất đó cần phải được cân nhắc với lãi suất tiền gửi nội tệ (không kỳ hạn và có kỳ hạn tương đương) theo nguyên tắc lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp hơn lãi suất tiền gửi nội tệ trong cùng thời kỳ.

- Hạn chế tình trạng đô la hóa ở Việt Nam

• Kiềm chế và giữ mức lạm phát vừa phải, tức là lạm phát ở mức một con số, theo Nghị quyết hàng năm của Quốc hội, hệ thống Ngân hàng phải vươn lên quản lý được phần lớn ngoại tệ trên thị trường Việt Nam. Muốn vậy, một mặt phải nắm được ngoại tệ qua XNK hàng hoá, qua các dịch vụ có thu ngoại tệ, đúng theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm quy định bán hàng hoá và dịch vụ trong nước thu bằng ngoại tệ. Mặt khác, Ngân hàng phối hợp với các cơ quan có liên quan (Hải quan, Công an, Biên phòng, Tài chính…) kiên quyết chống việc đầu cơ, buôn bán ngoại tệ ngoài vòng pháp luật, đó là một công việc phức tạp và khó khăn nhưng phải được thực hiện một cách triệt để.

• Cần thống nhất quan điểm và nhận thức đúng về tình trạng đô la hoá, một tình trạng khó tránh khỏi đối với các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và còn nhiều mặt yếu kém như Việt Nam để có những biện pháp điều hành thích hợp một số

công cụ chính sách tiền tệ, hoà nhập thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế, huy động tối đa vốn ngoại tệ trong dân cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

• Chú trọng quản lý chặt các bàn thu đổi ngoại tệ. Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng, các dân cư ra vào Việt Nam.

• Khoanh hẹp và tiến tới không cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ tiền mặt để kiểm soát tốt những nghiệp vụ Ngân hàng mang tính đầu cơ tiền tệ.

• Theo sát thông tin thị trường trong nước, khu vực, quốc tế và sự biến động của thị trường ngoại tệ để thực hiện sự can thiệp của Nhà nước một cách nhạy cảm, kịp thời, phù hợp với phát triển của đất nước.

- Theo phương hướng chiến lược 2006 – 2010, chúng ta phải từng bước ổn định đồng VND đưa VND thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi, thì việc trước tiên là phải ổn định tỷ giá hối đoái VND với ngoại tệ một cách vững chắc để nền kinh tế tăng trưởng bền vững, tạo nền tảng cho vị trí của VND trên thương trường khu vực và thế giới. Để làm được việc đó cần phải:

• Về mặt trung, dài hạn, Việt Nam cần cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng; tập trung vốn đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm có thể làm đòn bẩy phát triển kinh tế của cả nước; nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, nói cách khác là hướng tới một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh mới để có thể phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của quốc gia. Lộ trình cấu trúc lại nền kinh tế phải được xây dựng trong chiến lược phát triển kinh tế tổng thể với thời gian 20 - 30 năm, với những giải pháp cụ thể cùng với quyết tâm chính trị cao, nhằm đảm bảo Việt Nam trong tương lai là một quốc gia có nền kinh tế mạnh, năng lực cạnh tranh cao.

• Xây dựng giải pháp và lộ trình cụ thể để giảm dần thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao dự trữ ngoại tệ quốc gia - một điều kiện đủ để nâng cao tính chuyển đổi của VND.

• Xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ nguồn vốn ra vào Việt Nam, đảm bảo khả năng cung ngoại tệ trong trường hợp có sự dịch chuyển vốn, từ đó đáp ứng được điều kiện đủ để nâng cao tính chuyển đổi của VND.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 76)